Thưa luật sư, Kính mong ông hỗ trợ chúng tôi về luật pháp trong đấu thầu với tình huống như sau. 1. Tại tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính; Hồ sơ mời thầu ghi "*Lưu ý: Nếu thấy nghi ngờ hoặc không rõ ràng về các số liệu chứng thực trong hồ sơ dự thầu, thì tổ chuyên gia có quyền đối chiếu chứng từ gốc với hồ sơ dự thầu đó."

Xin hỏi: Việc tổ chuyên gia buộc nhà xuất trình toàn bộ các hóa đơn, chứng từ gốc để chứng minh doanh thu trong 3 năm của Nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu như vậy có quá đáng và có phù hợp với quy định của pháp luật Việt nam hay không?
2. Trường hợp Nhà thầu do thay đổi địa điểm kinh doanh đã làm mất chứng từ có xác nhận của Công an địa phương và có xác nhận của cơ quan quản lý Thuế về doanh thu của Nhà thầu. Xin hỏi: Các giấy xác nhận này có đủ điều kiện để đánh giá năng lực tài chính của Nhà thầu hay không?

Kính mong nhận được sự hỗ trợ, Trân trọng kính chào!

Người gửi: Đỗ Danh Cường

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 

Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu – Ảnh minh họa

Trả lời:

1.cơ sở pháp lý:

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

2. Nội dung tư vấn giải quyết vấn đề:

2.1Việc tổ chuyên gia buộc nhà xuất trình toàn bộ các hóa đơn, chứng từ gốc để chứng minh doanh thu trong 3 năm của Nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu như vậy có quá đáng và có phù hợp với quy định của pháp luật Việt nam hay không?

Theo quy định tại Điều 5 Luật đấu thầu năm 2014 có quy định:

Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu

theo khoản 1điều 18 Nghị đình 63/2014 có quy định: . Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

Theo điểm a khoản 3 điều 12 Nghị định 63/2014 có quy định: Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu. Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Theo quy định tại điều 16 nghị định 63/2014 có quy định

1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo như quy định của pháp luật, thì trong tình huống trên hoàn toàn là hợp pháp.

2. Trường hợp Nhà thầu do thay đổi địa điểm kinh doanh đã làm mất chứng từ có xác nhận của Công an địa phương và có xác nhận của cơ quan quản lý Thuế về doanh thu của Nhà thầu. Xin hỏi: Các giấy xác nhận này có đủ điều kiện để đánh giá năng lực tài chính của Nhà thầu hay không?

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét “sức khỏe”, tiềm lực của doanh nghiệp mạnh yếu như thế nào. Đánh giá năng lực tài chính của công ty thì dưa trên các tiêu chí:

– Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn.

– Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn.     

– Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = Số ngày trong năm x khoản phải thu/ Doanh số tín dụng.

– Chu kỳ chuyển hoá tồn kho (ngày) = Số ngày trong năm x Tồn kho bình quân/ Chi phí hàng bán.

– Tỷ lệ nợ trên vốn chủ = Tổng nợ/Vốn CSH.

– Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A = Tổng nợ/Tổng tài sản.

– Thu nhập trên đầu tư ROA (%) = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản.

– Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận ròng/ Vốn CSH.

Như vậy, năng lực tài chính phải dựa trên các tài liệu như: Điều lệ công ty, báo cáo tài chính, quyết toán thuế và biên bản xác nhận của cục thuế về nghĩa vụ thuế….

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật 

—————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

2. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

3. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

4. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án;

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *