Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi có mua căn nhà cấp 4 và đã đặt cọc 30 triệu có lập thành văn bản (chỉ có 1 bản do tôi giữ bên A không có).

Bên A cam kết căn nhà trên không tranh chấp và có ghi nếu đổi ý không mua thì bên B (tôi) sẽ bị mất cọc nhưng khi tôi lên phòng tài nguyên hỏi thì căn nhà trên là xây cất không phép và lô đất trên là đất vườn không được phép xây nhà. Tôi có liên hệ với bên A để lấy lại tiền cọc nhưng bên A cố tình lẫn tránh và cũng không nghe điện thoại. Vậy Luật sư tư vấn giúp tôi có thể gửi đơn lên tòa án nhờ giải quyết được không và có khả năng đòi lại được tiền cọc không? diện tích đất: ngang 10m x dài 5m = 50m2 (không thể làm sổ được)
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.
Kính thư
Người gửi: Mai Hoàng Minh
Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Thủ tục mua bán đất – Ảnh minh họa

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ;

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự của Quốc hội, số 65/2011/QH12 .

2.Nội dung trả lời

Căn cứ Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 358: Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011:

“5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

Căn cứ khoản 10 Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011:

“10. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Như vậy theo quy định nêu trên thì việc bạn đặt cọc một số tiền với bên kia nhằm thực hiện hợp đồng mua bán căn nhà trên. Do đó bạn cần xem xét lại nội dung của văn bản đặt cọc để xác định bên nào không thực hiện hoặc tiếp tục giao kết hợp đồng mua bán nhà trên để có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên A đang cư trú, làm việc theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *