Thưa luật sư! Tôi tên là Trương Thị Thơm sinh năm 1986, hiện đang sống tại Trác Văn – Duy Tiên – Hà Nam. Tôi đã kết hôn 6 năm và có 2 con 1 trai 1 gái. các cháu đều dưới 6 tuổi. Bố cháu thường xuyên chơi lô đề cơ bạc và thua, gia đình tôi đã phải trả nợ nhiều lần.

Cách đây 6 tháng chồng tôi bỏ đi, và 2 tháng sau tôi biết tin anh ta đi cặp bồ với 1 cô gái chưa chồng. Tôi đã liên lạc và thông báo với cô gái ấy anh ta đã có vợ con. Nhưng hiện nay 2 người vẫn quyết định chung sống cùng nhau. Vậy tôi xin quý luật sư tư vấn giúp tôi, giờ tôi nên làm thế nào để nếu không còn tình cảm ít nhất anh ta phải có trách nhiệm với con tôi. Và giờ đây tôi phải làm gì để thực hiện đúng pháp luật. Tôi rất mong được hồi đáp sớm vì mỗi ngày với tôi là cả một chặng đường dài.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

>>  Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật hôn nhân  gọi : 

 

Trả lời:

 

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp luật:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004

Bộ luật hình sự 1999  sửa đổi, bổ sung 2009

Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì hành vi cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ

Nghị định 110/2013/ NĐ – CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình , thi hành án dân sự, phá sản  doanh nghiệp hợp tác xã 

Nội dung phân tích:

Trong trường hợp của bạn, theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ (Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Bạn có cung cấp thông tin: chồng bạn có thường xuyên chơi lô đề, cờ bạc và thua nhiều, sau đó có bỏ đi trong thời gian 8 tháng mà không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con (con chưa thành niên).  Mặc dù đây là nghĩa vụ của cha đối với con (được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên) nhưng việc yêu cầu chu cấp một khoản tiền nhất định để nuôi con chỉ được pháp luật đặt ra như là trách nhiệm bắt buộc của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, theo nội dung bạn trình bày thì chồng bạn đã có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật này Điều 3 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì hành vi cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ gồm:

“1. Sau khi sinh con, cha, mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng.

2. Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật.

3. Cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”.

Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 17 Nghị định nêu trên, Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Đối với vấn đề chồng bạn có chung sống như vợ chồng với người khác, và mặc dù bạn có liên lạc và báo cho cô gái mà chồng bạn sống chung rằng chồng bạn đã có vợ, hai người vẫn quyết định sống chung:

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014  đã  có quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình có quy định tại Điều 2 trong đó có nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”
Tại khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định  các hành vi bị cấm  trong đó có :“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Như vậy trong trường hợp này chồng của bạn và cô gái chung sống với chồng bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, theo quy định thì mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật,  theo đó cơ quan tổ chức  cá nhân có quyền yêu cầu toà , cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý hành vi vi phạm đó. Như vậy trong trường hợp này gia đình bạn có quyền báo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của chồng bạn và cô gái kia.
Theo quy định tại điều 48 Nghị định 110/2013/ NĐ – CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình , thi hành án dân sự, phá sản  doanh nghiệp hợp tác xã thì : 
"Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
 a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
 b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
 c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
 d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
 đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
 e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Theo đó  hành vi vi phạm chế độ hôn hân một vợ một chồng của chồng bạn cũng như cô gái mà chồng bạn sống chung có thể bị phạt hành chính  với mức từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Hoặc có thể hai người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu :
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Để giải thích rõ về điều này thông tư 01/2001/ TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã cụ thể tại mục 3 theo đó việc chung sống phải công khai hoặc công khai nhưng chung sống như 1 gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng…. và hành vi này phải gây hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến ly hôn , vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát …hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội này.

Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không còn tình cảm, muốn ly hôn thì theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình, cụ thể tại Điều 51 quy định hai vợ chồng bạn, hoặc một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Sau khi ly hôn, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy trường hợp bạn là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì chồng bạn sẽ có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 1; khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.                                  
Bộ phận Luật sư  hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *