Tôi dự định mua 1 miếng đất ở Bình Dương, vì không có nhiều tiền nên tôi mua 1 miếng đất có diện tích 4×14 m ở Bến Cát thông qua 1 công ty bất động sản.

Đất này nếu tôi mua thì sẽ chỉ làm Hợp Đồng Thỏa Thuận Mua Bán chứ không được tách sổ riêng và phía bên cty môi giới chỉ đóng dấu công ty để xác nhận giữa bên bán và bên mua. Đất này xung quanh trồng cao su và trên giấy tờ là đất trồng cây lâu năm. Vậy xin luật sư cho biết dùm miếng đất này nếu mua thì có hợp pháp hay rủi ro gì không?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi- đáp pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

 

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, gọi:

Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai năm 2013

Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND , ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định diện tích tối thiểu các loại đất được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương 

Nội dung trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Nptlawyer.com ; xin trả lời như sau:

1.Về việc mua bán đất không được tách thửa đất 

Theo quyết định sooa 49/2009/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương về diện tích tối thiểu các loại đất được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

“Diện tích đất tối thiểu đối với từng loại đất (đất ở hoặc đất nông nghiệp) được phép tách thửa đối với khu vực thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An được quy định:

Diện tích đất tối thiểu được tách thửa – Ảnh minh họa)

Diện tích tối thiểu đối với từng loại đất (đất ở hoặc đất nông nghiệp) được phép tách thửa đối với khu vực huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo được quy định:

Do bạn mua đất trên địa bàn huyện Bến Cát và diện tích đất là 4×14m = 56m nhỏ hơn diện tích tối đa mà UBND tỉnh Bình Dương cho phép tách thửa nên trường hợp của bạn được phép tách thửa để làm sổ đỏ riêng

2. Về bản hợp đồng mua bán đất của bạn

Căn cứ điểm a, khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 , hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp xã. Ngoài hình thức hợp đồng nêu trên, Nhà nước không công nhận những hình thức hợp đồng khác.

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vi phạm hình thức không đương nhiên bị vô hiệu. Nó chỉ bị tuyên bố vô hiệu khi một trong các bên hoặc người thứ ba yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do không tuân theo quy định về hình thức của hợp đồng. Theo khoản 1, Điều 136, BLDS 2005 quy định: "1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập."

Trong khi đó, hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy định tại điều 134, BLDS 2005, cũng thuộc vào trường hợp điều chỉnh của quy định trên. Do đó, có thể hiểu rằng hợp đồng chỉ bị vô hiệu về hình thức, khi trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập mà một trong các bên hoặc người thứ 3 yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Qúa thời hạn trên, không ai có quyền khởi kiện yêu cầu hợp đồng tuyên bố vô hiệu về hình thức nữa, đương nhiên nó vẫn có hiệu lực. 

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *