Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Năm 2004 bố tôi làm giấy tờ nhà đứng tên bố mẹ tôi nhưng mẹ tôi đã mất năm 1995.

Trong sổ hồng bố tôi khai người thừa kế của mẹ tôi có tôi, ông ngoại mất năm 1993 (mất trước mẹ tôi), bà ngoại tôi mất năm 2012. Bây giờ bố tôi muốn bán nhà thì phải làm sao? Ông bà tôi còn 2 cậu và 2 dì sống ở nơi khác còn căn nhà bố tôi muốn bán ở Thành phố Hồ Chí Minh. Xin hỏi các cậu, dì tôi có được thừa kế từ ông bà ngoại tôi trong căn nhà này không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: H.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật d ân sự gọi: 

Trả lời:

Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

 

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật dân sự 2005;

Nội dung.

Thứ nhất: về quyền hưởng di sản thừa kế. 

Xét về mối quan hệ về thừa kế của các bên trong trường hợp của bạn. Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 676 về những người thừa kế theo pháp luật

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết";

Căn cứ vào quy định trên thì: bạn và bố bạn và bà ngoại bạn ( vì bà ngoại mất sau mẹ bạn) sẽ được hưởng di sản thừa kế của mẹ bạn để lại.

Các cậu, các dì, mẹ bạn sẽ được hưởng di sản thừa kế của bà ngoại bạn để lại. 

Ở đây, do ông bạn là người mất trước mẹ bạn nên sẽ không xảy ra thừa kế thế vị theo quy định của điều 677 bộ luật dân sự về thừa kế thế vị vì thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp là con là người được hưởng di sản thừa kế nhưng lại chết cùng hoặc chết trước người để lại di sản thừa kế nên cháu sẽ là người hưởng chứ không áp dụng cho trường hợp ngược lại. 

"Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".

Căn cứ vào các phân tích trên thì các cậu, các dì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế của bà ngoại bạn của ngôi nhà đó. Chẳng hạn như ngôi nhà này của nhà bạn là trị giá 500 triệu, theo nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, bố bạn 250 triệu, mẹ bạn 250 triệu. Khối tài sản này của mẹ bạn sẽ được chia ba phần bằng nhau: bố bạn một phần bạn một phần bà ngoại bạn một phần. Phần của bà ngoại bạn sẽ được cộng gộp vào khối tài sản chung của ông bà bạn và chia đều cho các người con của ông bà ngoại bạn. Do mẹ bạn mất trước nên phần di sản của mẹ bạn được hưởng bạn sẽ được hưởng thay cho mẹ bạn. 

Như vậy, các cậu, các dì của bạn vẫn còn được hưởng thừa kế đối với phần của bà ngoại bạn trong ngôi nhà đấy như phân tích ở trên.

Thứ hai, về điều  kiện để bố bạn có thể bán được căn nhà.

Ngôi nhà này đứng tên bố mẹ bạn, về nguyên tắc, nếu muốn bán căn nhà này, bố bạn phải được sử đồng ý của mẹ bạn. Nhưng giờ mẹ bạn đã mất, do đó, bạn và các cậu, các dì của bạn cũng có một phần quyền tài sản trong ngôi nhà này. Do đó, nếu như bố bạn muốn bán căn nhà này phải được sự đồng ý của những người này bằng văn bản. Đấy là theo quy định của pháp luật hoặc bố bạn có thể thỏa thuận với những người còn lại là bố bạn sẽ đứng ra bạn ngôi nhà này, sau đó sẽ tiến hành chia tài sản thừa kế của bà ngoại trong phần quyền mà bà có tại ngôi nhà cho những người đồng thừa kế. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *