Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Con trai tôi muốn ly hôn và đã gửi đơn ra toà (trước đó đã có đơn thuận tình ly hôn viết tay có chữ ký của cả hai vợ chồng nhưng người vợ lại giữ).

Nhưng nay khi toà gọi đến giải quyết thì người vợ lại không chịu ra toà ký. Vậy trường hợp của con trai tôi sẽ được giải quyết thế nào?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi H.P

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

 

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề quý khách đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011

Nội dung phân tích:

Do trước đó đã có đơn thuận tình ly hôn của con trai bác và con dâu nhưng bị con dâu giữ lại nên con trai bác đã làm đơn đơn phương ly hôn ra Tòa mà con dâu bác vẫn không chịu ra Tòa giải quyết thì trường hợp này chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 182 BLTTDS quy định:

"Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được
1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự."

Như vậy, khi ly hôn thì Tòa có thủ tục hòa giải. Nhưng do con dâu bác không chịu ra Tòa nên Tòa cứ theo thủ tục nếu triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa sẽ đưa ra xét xử theo thủ tục chung.

Điều 199 BLTTDS quy định: Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

"1. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Toà án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên toà.

2. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên toà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ"

Như vậy, nếu không vì sự kiện bất khả kháng, con dâu bác được Tòa triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa sẽ xét xử theo thủ tục vắng mặt. Nên bác cứ yên tâm vì thủ tục tố tụng dân sự hiện nay rất chi tiết và rõ ràng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: lienhe@Nptlawyer.com.vn hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *