Chào luật sư! Tôi kết hôn năm 2004 , sau đó năm 2007 do cuộc sống vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn nên tôi đã mang theo con trai về nhà mẹ đẻ ở Bến Tre. Sau đó tôi gửi con cho mẹ trông và lên Sài Gòn làm , từ đó đến nay chồng tôi không về thăm con và cũng không cấp dưỡng nuôi con .

Nay tôi muốn ly hôn đơn phương nhưng tôi không có CMND và hộ khẩu của chồng ( tôi và chồng không chung hộ khẩu) chồng tôi quê ở Vĩnh Long, hiện tại tôi không biết chồng tôi ở đâu, vậy tôi phải làm gì và nộp đơn ly hôn ở đâu?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011

2. Luật sư tư vấn:

Trường hợp của bạn ly hôn đơn phương nên bạn sẽ cần phải chuẩn bị các thủ tục như sau:

-Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

-Bản sao có chứng thực CMTND và hộ khẩu của 2 vợ chồng (trường hợp chồng bạn không chịu giao cho chị các giấy tờ trên thì chị có thể đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền  nơi chồng chị đang cư trú trình bày lý do và xin họ xác nhận là chồng chị đã sinh sống tại đó để thay cho chứng minh thư nhân dân)

-Bản sao giấy khai sinh của con

-Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng chị 

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với trường hợp ly hôn khi chị không biết nơi cư trú của chồng bạn sẽ tuân theo quy định tại Điều 36 BLTTDS 2011 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau:

Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Những điều cần lưu ý: Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bạn có thể nộp đơn ly hôn cùng các hồ sơ, giấy tờ trên tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi chồng chị cư trú cuối cùng hoặc nơi chồng chị có tài sản  trước khi chị không biết hiện giờ chồng chị đang cư trú ở đâu

 Tham khảo bài viết liên quan:

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn?

Tư vấn thủ tục ly hôn và thẩm quyền giải quyết ly hôn?

Thẩm quyền thụ lý giải quyết ly hôn 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *