Thưa Luật sư! Chị tôi vốn ít học lấy chồng hơn 10 năm nay. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc khi chị phải đi làm kiếm tiền nuôi cả gia đình 5 miệng ăn. Dù cả gia đình tôi động viên, tìm việc cho anh rể nhưng ông vẫn không muốn đi làm suốt ngày chỉ lo ăn diện bảnh bao khoe mẽ, ăn nhậu trác táng rồi về chửi bới sỉ nhục vợ con.

Thậm chí dạo gần đây sau khi mẹ tôi mua cho chị nhà ở mới, ông và gia đình ông muốn tranh giành quyền sử dụng, gia đình bên họ đã chửi mẹ tôi và chị bằng những lời lẽ thô tục, phá hoại tài sản chị được cho như đổ keo 502 vào điện thoại của chị, đổ dầu ăn vào bô xe, đập phá đồ đạc trong gia đình. Đến khuya thì mượn cớ nhậu nhẹt rồi chửi bới làm phiền đến hàng xóm. Nay chị tôi muốn ly hôn nhưng anh không chịu đòi chia tài sản nhưng theo tôi được biết thì khi ly hôn chỉ chia những tài sản chung của 2 vợ chồng trong khi căn nhà đứng tên chủ quyền của mẹ tôi. Vậy anh có quyền yêu cầu chia nhà của mẹ tôi hay không? Chị tôi muốn xin đơn phương ly hôn mà không có chứng minh nhân dân của chồng thì thế nào?

Tôi xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình​  của Nptlawyer.com ;.

 Luật sư tư vấn luật hôn nhân qua điện thoại, gọi:  .

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

2. Nội dung phân tích:

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 33  Luật hôn nhân gia đình 2014 qui định về Tài sản chung của vợ chồng thì:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Và Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 qui định:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Trên đây là các căn cứ của pháp luật về tài sản chũng và tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp của bạn, ngôi nhà mới này đứng tên mẹ bạn như vậy, chồng của chị bạn không có quyền yêu cầu chia ngôi nhà này.

Thứ hai, về vấn đề đơn phương ly hôn của chị bạn nhưng không có chứng minh nhân dân của chồng.

Chị bạn được quyền làm đơn đơn phương ly hôn, căn cứ theo điều 56 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được"

Thủ tục đơn phương ly hôn:

Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con  ( nếu có, bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo mẫu)

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn.

Tuy nhiên trong trường hợp của bạn  thì bạn không có trong tay chứng minh nhân dân của chồng cũng như giấy đăng kí kết hôn  thì bạn có thể làm như sau:

+ Về giấy đăng kí kết hôn:  Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi anh đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao.

+ Về chứng minh nhân dân của chồng:  Nếu trong trường hợp bạn chưa có chứng minh thư của chồng ngay tại thời điểm nộp đơn thì theo hướng dẫn của từng tòa khác nhau bạn có thể nộp giấy tờ chứng minh khác để thay thế (bản phô tô chứng minh thư có công chứng hoặc giấy tờ tùy thân khác có ảnh). Sau đó, sẽ bổ sung chứng minh thư của chồng sau.

Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, chị bạn có thể nói rõ về chuyện không có chứng minh thư của chồng và chị bạn  muốn ly hôn cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ bạn. Khi nộp đơn cho tòa án, nếu vẫn thiếu giấy tờ nào đó theo yêu cầu của tòa án mà chị bạn không thể bổ sung được thì chị bạn vẫn có thể xin tòa nhận đơn, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu người chồng bổ sung sau.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *