Xin kính chào Diễn Đàn Luật;, xin hỏi luật sư: Em có gia đình, vợ Việt Nam đã làm đám cưới ở Việt Nam. Hiện vợ chồng chung sống ở nước ngoài (Châu Âu). Em là người Việt Nam, quốc tịch nước ngoài nhưng vợ vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Bây giờ đôi bên muốn ly hôn, vậy thủ tục tụi em phải làm ở Việt Nam hay ở quốc gia mà tụi em đang sinh sống? Xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Do  một trong hai bên có quốc tịch nước ngoài nên đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về: Ly hôn có yếu tố nước ngoài

"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."

Hai vợ chồng bạn khác quốc tịch mà có nơi thường trú chung ở Châu Âu nên việc ly hôn giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung (ở Châu Âu).

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn nơi giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài ? 

Khái quát thủ tục ly hôn ? 

Ly hôn thuận tình và đơn phương khác nhau như thế nào ? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân và gia đinh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *