Tư vấn Hôn nhân Gia đình

Tư vấn làm khai sinh và hạn chế quyền thăm con của mẹ ?

Thưa Luật sư! Hai chúng tôi sống chung không kết hôn và sinh cháu, khi cháu được 10 tháng tuổi tôi chấm dứt quan hệ và không sống cùng mẹ con cháu do tôi phát hiện những quan hệ, công việc, tư tưởng bất thường của mẹ cháu mà tôi không tiện kể chi tiết. Sau một thời gian ngắn, mẹ cháu đưa cháu đến để ở chỗ tôi ở và bỏ đi.

Tôi xét nghiệm ADN và được kết quả đúng là con tôi. Tôi có thể liên lạc với mẹ cháu qua điện thoại nhưng không biết mẹ cháu chính xác đang ở đâu. Tôi nuôi con một mình nhưng thỉnh thoảng mẹ cháu lại đến đòi thăm cháu và đưa cháu đi chơi. Tôi là người không thích tranh biện hay to tiếng nên cũng đành để cho mẹ cháu đưa cháu đi chơi. Nếu tôi không đồng ý cho đi chơi thì mẹ cháu sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến tư tưởng, công việc của tôi bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên sau mỗi lần đồng ý cho đi chơi đó thì cháu thường quấy khóc rất khó dỗ, hay bị ốm, ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu và ảnh hưởng sức khỏe, công việc của tôi. Hiện tại cháu gần 3 tuổi, đã lớn hơn nên đỡ ốm và biết hơn nhưng lại có vấn đề khác nảy sinh là sau mỗi lần đi chơi với mẹ cháu thì nếp sinh hoạt bừa bãi hơn, quy luật hoạt động hàng ngày bị phá vỡ và quan trọng nhất là tôi giáo dục cháu khó khăn hơn, tư tưởng cháu bị tiêm nhiễm. Đấy là tôi không tính về vấn đề kinh tế không đóng góp. Mẹ cháu có nói là đã làm khai sinh cho cháu do mẹ cháu có giấy chứng sinh nhưng tôi không biết là nói thật hay dối vì tôi hỏi cho xem khai sinh thì lại nói là bị mất. Đợi xin bản sao. Tôi nhờ Luật sư chỉ giúp tôi: 1. – Nếu mẹ cháu chưa làm khai sinh thì tôi có thể làm khai sinh cho cháu được không? Tôi hỏi vậy vì mẹ cháu không chịu đưa giấy chứng sinh của cháu. 2. – Nếu tôi làm khai sinh cho cháu mà không có tên mẹ cháu được không? 3. – Sau khi làm như vậy thì mẹ cháu không có quyền gì với con hay vẫn có quyền thăm nom để ảnh hướng tôi và cháu? 4. – Nếu mẹ cháu đã làm giấy khai sinh rồi thì với trường hợp mẹ cháu bỏ cháu ở nhà tôi để tôi nuôi như vậy thì tôi có thể làm lại giấy khai sinh của cháu có được không? 5. – Trong trường hợp mẹ cháu được quyền thăm nom cháu nhưng gây ảnh hưởng thì tôi phải cần có bằng chứng cụ thể về sự ảnh hưởng như thế nào thì mới có thể nhờ tòa án can thiệp việc hạn chế quyền thăm nom của mẹ cháu? Vì tôi thấy việc này rõ ràng là có nhưng có vẻ rất khó ghi lại chứng cớ việc gây ảnh hưởng. 6. – Nếu cơ quan pháp luật ra phán quyết về việc hạn chế thăm nom của mẹ cháu thì thời gian giữa 2 lần thăm tối thiểu là bao nhiêu lâu? Tối đa là bao lâu? 7. – Nếu cơ quan pháp luật có phán quyết hạn chế thăm nom đối với mẹ cháu rồi nhưng mẹ cháu cứ đến nhà đòi thăm hoặc đến nhà trẻ của cháu lúc tan học tiếp xúc và rủ cháu đi chơi thì tôi phải làm gì để ngăn cản? Trẻ con thì đứa nào cũng thích đi chơi, nếu tôi cãi nhau to tiếng để cản chở hay dùng quyền người lớn ép con theo ý mình thì tôi không muốn vì nếu tôi làm vậy thì con tôi không nói ra nhưng sẽ oán hận tôi trong lòng. Tôi cũng đã có cảm giác này rồi nên không muốn con tôi phải chịu vậy. Nếu mẹ cháu cứ cố tình làm như vậy thì cơ quan nào có thể bắt mẹ cháu thực hiện theo phán quyết của pháp luật? Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:  .

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Cơ sở pháp lý

Luật hộ tịch 2014

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Về vấn đề làm giấy khai sinh

Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch 2014 quy định:

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Như vậy, cha hoặc mẹ hoặc ông, bà hoặc người thân thích khác đều có thế làm thủ tục đăng ký khai sinh cho bé.

Trong Luật Hộ tịch 2014, có thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa xác định được cha, mẹ. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia định: " Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng." Như vậy, trong trường hợp này, bé được xác định là con chung của hai vợ chồng nên việc đăng ký khai sinh phải có cả tên bố và tên mẹ.

Trong trường hợp mẹ cháu làm giấy khai sinh cho cháu rồi thì bạn không được làm lại giấy khai sinh cho cháu nữa. Trừ khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 24 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

"Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ".

Về vấn đề hạn chế quyền của mẹ đối với bé

Điều 85 Luật hôn nhân gia đình quy định:

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Trường hợp bạn có chứng cứ chứng minh mẹ bé thuộc một trong các trường hợp trên, bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của mẹ đối với con chưa thành niên.

Điều 87. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Về thời gian giữa 2 lần thăm, pháp luật không quy định về vấn đề này nên vợ chồng có thể tự thỏa thuận. Khi đã có quyết định có hiệu lực của tòa án về việc hạn chế quyền của mẹ đối với con chưa thành niên mà người mẹ vẫn thường xuyên thăm nom, gây ảnh hưởng xấu đến con thì bạn có quyền gửi đơn lên cơ quan thi hành án yêu cầu người mẹ thực thi quyết định của tòa án.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân. 

Related posts

Quyền nuôi con và thủ tục ly hôn đơn phương?

NP Tú Trinh

Đón con về nhà không giao lại cho Mẹ sau khi ly hôn có phạm luật không ?

NP Tú Trinh

Tư vấn về thủ tục thuận tình ly hôn ?

NP Tú Trinh

Ly hôn có được bồi thường tuổi thanh xuân không?

NP Tú Trinh

Tư vấn về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất khi ly hôn ?

NP Tú Trinh

Sau khi ly hôn vợ có quyền cấm chồng đến thăm con hay không?

NP Tú Trinh

Vợ có quyền yêu cầu chồng chấm dứt cấp dưỡng cho con riêng ?

NP Tú Trinh

Nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

NP Tú Trinh

Chia quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More