Tin Tức Tư vấn Dân sự

Tư vấn lấy lại tiền cọc mua bán đất

Tôi có đặt cọc 1 khoản tiền 100 triệu đồng để mua một mảnh đất. Khi đặt cọc thì chỉ lập biên bản đặt cọc viết bằng giấy tay, trong đó có quy định rõ là sau khi làm được GCNQSDĐ và hợp đồng mua bán đất được công chứng hợp pháp thì tôi sẽ thanh toán số tiền mua đất còn lại cho bên bán. Tuy nhiên, sau này tôi mới biết mảnh đất đó chưa có đủ điều kiện để làm GCNQSDĐ, do vậy tôi đã yêu cầu bên bán chấm dứt việc mua bán đất này và yêu cầu họ trả lại tiền cọc cho tôi nhưng bên bán không chịu trả và cho rằng đó là tiền cọc mua đất, tôi đã không mua đất nữa nên coi như mất cọc. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể đòi lại số tiền cọc đó được hay không? Tôi xin cảm ơn.

NPTLAWYER tư vấn cho bạn:

Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, nếu bên bán bán mảnh đất cho bạn khi mảnh đất không đủ điều kiện cấp GCNSDĐ và có hành vi lừa dối để bạn tin rằng mảnh đất đó đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ thì việc đặt cọc mua đất sẽ bị coi là giao dịch dân sự vô hiệu. Nếu như bạn chứng minh được mình bị bên bán lừa dối nhằm hiểu sai về đối tượng mua bán thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Theo đó, nếu giao dịch bị tuyên vô hiệu thì bên bán sẽ phải trả lại cho bạn số tiền cọc 100 triệu.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn nêu trên chỉ nhằm mục đích tham khảo. Tùy từng thời điểm có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà nội dung tư vấn có thể được điều chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ về email: npttrinhlaw@gmail.com.

Related posts

Quy định mới cấm công ty tài chính đòi nợ người thân của khách hàng?

NP Tú Trinh

Chưa có giấy phép lái xe gây tai nạn giao thông thì có bị đi tù không?

NP Tú Trinh

Chú trọng ưu tiên tuyển chọn gọi nhập ngũ những công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học

NP Tú Trinh

Ngày 06/04/2020, Chính phủ chốt giá mới cho điện mặt trời

NP Tú Trinh

Cá nhân mua bán ngoại tệ với nhau có thể chỉ bị phạt cảnh cáo?

NP Tú Trinh

Báo cáo quá trình thực hiện dự án và một phần dự án chuyển nhượng

NP Tú Trinh

Được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu phần trăm?

NP Tú Trinh

UBND xã có thẩm quyền thu hồi đất không?

NP Tú Trinh

Một vài khía cạnh pháp lý từ vụ kiện công ty Lý Hải và bài thơ Gánh mẹ

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More