Thưa luật sư, Thưa luật sư: Tôi cùng mua với 2 hộ khác ba thửa đất, mỗi thửa 30m2, được tách thửa từ 1 mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 7m ráp đường cái và chiều sâu 20m.

Ba thửa đất của chúng tôi nằm trong cùng và tạo ra một lối đi chung ra đường rộng 1,5m. Khi mua đất đã ký cam kết với người bán để lại lối đi chung có xác nhận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên khi người bán đất xây nhà thì cầu thang của nhà này từ mặt đất lên 1,6m đã đua ra ngoài phía đường đi, làm cản trở lối đi, một vấn đề nữa là tầng 2 của nhà này lại đua hết toàn bộ 1,5 m lối đi trên. Vậy xin hỏi luật sư, việc sây dựng như trên là đúng hay sai, xin cho tôi lời khuyên để sử lý tình huống. cảm ơn luật sư raats nhiều!

Người gửi: NV Sơn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn hoạt động xây dựng nhà trên phần đất chung gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Xây dựng năm 2014

Nội dung phân tích:

Khoản 1 điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định:

"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này."

Trong trường hợp này trước khi xây dựng chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điểm 1 mục 2.8.10 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy định:

"2.8.10 Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

1) Các bộ phận cố định của nhà:

– Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng 

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7¸12

0,9

>12¸15

1,2

>15

1,4

Đối chiếu những quy định trên với những điều bạn trình bày thì bên bán nhà khi xây dựng đã vi phạm quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *