Tư vấn Hôn nhân Gia đình

Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn có chồng phạm tội

Tôi mới lập gia đình được 2 năm. Tôi và chồng đã có 1 con trai được 13 tháng tuổi. Trước khi kết hôn với tôi, tôi có nghi ngờ chồng đã kết hôn với người khác nhưng chồng tôi giấu tôi.

Tôi mới lập gia đình được 2 năm. Tôi và chồng đã có 1 con trai được 13 tháng tuổi. Trước khi kết hôn với tôi, tôi có nghi ngờ chồng đã kết hôn với người khác nhưng chồng tôi giấu tôi. Như vậy trong sổ hộ khẩu có ghi chồng tôi đã kết hôn 1 lần hay không? Vì mẹ chồng tôi giữ hộ khẩu nên tôi cũng không chứng minh được? Làm thể nào để chứng minh được chồng tôi đã lấy vợ hay chưa? Hiện nay chúng tôi không hòa hợp được muốn ly hôn, nhưng chồng tôi không muốn cho tôi nuôi con, vậy theo luật thì tôi có được quyền nuôi con hay không? Chồng tôi cũng có nhiều quen biết với pháp luật ở quê. Chồng tôi trước đây có phạm tội và phải đi tù 6 năm (gia đình chồng tôi giấu tôi chuyện đó). Dựa vào yếu tố đó tôi có giành được quyền nuôi con hay không? Xin luật sư giúp đỡ!
Xin cảm ơn Nptlawyer.com ;!

Người gửi: H.B.Đ

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi:  – 

Trả lời

Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nptlawyer.com ;. Về vấn đề của bạn, Nptlawyer.com ; xin được giải đáp như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

Luật Hôn nhân gia đình 2014

Nghị định 158/2005/NĐ – CP quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch

Nội dung phân tích:

Về việc chứng minh chồng bạn đã kết hôn hay chưa, bạn có thể tới UBND xã và gặp cán bộ Tư pháp hộ tịch để hỏi về vấn đề hộ tịch của chồng bạn. Việc đăng ký hộ tịch bao gồm việc xác định sự kiện kết hôn, ly hôn của một người (quy định tại khoản 1 và 2 điều 1 nghị định 158/2005/NĐ – CP). Cán bộ hộ tịch xã có nhiệm vụ phải giữ gìn, bảo quản và lưu giữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch của địa phương (khoản 6 điều 82 nghị định này).

“ Điều 1. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch

1. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

2. Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.”

“ Điều 82. Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch

Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

6. Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm. ”

Về việc giành quyền trực tiếp nuôi con, pháp luật ưu tiên người mẹ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn với chồng, nếu như người mẹ chứng minh được trước Tòa mình có đủ điều kiện để thực hiện việc này. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại điều 81 luật Hôn nhân gia đình (năm 2014).

" Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. "

Tòa án sẽ hạn chế quyền trực tiếp nuôi dưỡng con của cha mẹ (đối với con chưa thành niên – bất kể cha mẹ có ly hôn hay không) – nói cách khác, cha mẹ sẽ không có quyền trực tiếp nuôi con – trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 năm, nếu Tòa chứng minh được cha, mẹ vi phạm một trong số những điều quy định tại khoản 1 điều 85 luật Hôn nhân gia đình 2014

" Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. "

Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu chứng minh được trước Tòa bạn có đủ điều kiện để nuôi con bạn (13 tháng tuổi) thì bạn sẽ được Tòa tuyên bố cho phép trực tiếp nuôi dưỡng cháu trai.

Trên đây là  tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 

 

Related posts

Có cần giấy khai sinh của vợ khi đăng ký kết hôn không ?

NP Tú Trinh

Quyền dành nuôi con sau khi ly hôn ?

NP Tú Trinh

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình?

NP Tú Trinh

Có được nhận tài sản của bố mẹ chồng cho khi ly hôn không ?

NP Tú Trinh

Có cần sự có mặt của con trên 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn ?

NP Tú Trinh

Phân chia ngôi nhà xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng của người khác khi ly hôn ?

NP Tú Trinh

Khi ly hôn ai sẽ được quyền nuôi con 18 tháng tuổi ?

NP Tú Trinh

Chọn trăng hoa hay hạnh phúc

NP Tú Trinh

Mẫu tờ khai đăng ký lại việc sinh

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More