Kính gửi Luật sư Ông nội tôi có 3 người vợ. người vợ thứ nhất có sinh với ông một người con gái(tên H).sau khi người vợ thứ nhất chết, ông lấy người vợ thứ hai, và có sinh một người con trai(tên C). Hai ông bà góp được chút vốn mua được một mẫu đất. ông bà chia cho người con gái (H) 2 sào đất. con trai (C) 5 sào đất. những sào đất còn lại ông tôi sử dụng.

Tất cả đều cùng sử dụng chung một giếng nước. nhà cô H đã làm sổ đỏ cho 2 sào đất bao gồm cả giếng nước và lối đi chung cạnh giếng nước. còn nhà ba tôi (ông C)cũng làm sổ đỏ nhưng không có giếng nước. nhưng không để ý đến việc này, vì cứ nghĩ rằng ông nội tôi còn sống thì giếng nước phải là của ông nội tôi, vì ông nội tôi vẫn phải sử dụng giếng nước với những sào đất còn lại. Sau một thời gian người vợ thứ hai bệnh và mất. ông lấy thêm người vợ thứ ba. nhưng không có con cái nào thêm, ngoại trừ người vợ thứ ba có 2 con riêng. vì tuổi già sức yếu nên gia đình nhà tôi thường xuyên chăm sóc việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của ông bà. sau khi ông nội tôi qua đời , thì bà nội kế đòi bán nhà chia đôi, và gia đình tôi đã chấp nhận mua ngôi nhà mà ông nội tôi đã ở trước khi mất. còn bà quay về ở với con trai riêng của bà, và bà cũng qua đời vài năm sau đó. những sào đất của ông tôi để lại , gia đình nhà tôi sử dụng và đã làm sổ đỏ luôn.  gần 20 năm sau ngày ông tôi mất. đột nhiên nhà cô H gửi đơn khiếu kiện nhà tôi và yêu cầu lấy lại giếng nước không cho nhà tôi sử dụng nữa, kể cả lối đi. trong khi giếng nước này được sử dụng chung từ trước đến nay. và gia đình nhà tôi cũng làm vệ sinh giếng cũng như xây dựng thành cao hơn sau những mùa lũ lụt.

Vậy tôi có ba câu hỏi sau xin nhờ các luật sư tư vấn cho gia đình tôi. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Trong trường hợp như trên thì gia đình tôi có thể dùng chung với giếng này hay không? Và kể cả lối đi cạnh giếng nước (  đều thuộc trong sổ đỏ nhà cô B) ?
Nếu có thì phải giải thích ra sao cho hợp tình hợp lý? và theo điều nào khoản nào của bộ luật?

2. Gia đình nhà tôi chăm lo phụng dưỡng cho ông tôi khi tuổi già sức yếu, vậy sau khi ông mất  những sào đất còn lại có phải chia đôi cho cô H hay không? và nếu có xin vui long cho biết theo điều nào khoản nào của bộ luật.

3. Nghe nói nếu  khi kiện ra toà thì bên nào thua kiện sẽ phải chịu hoàn toàn số tiền phí (rất cao) có đúng không? Vậy phí đó là bao nhiêu?

Người gửi: Lê Văn Nhân

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Sơ đồ thửa đất tranh chấp – Ảnh do khách hàng cung cấp

Trả lời:

Lời chào: Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Cơ sở lý luận:

Vấn đề bạn đã nêu được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể là các Điều: Điều 173, 273, 274, 676 và pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH.

Nội dung phân tích:

1. Gia đình anh có thể sử dụng chung giếng và lối đi. Bởi những lí do sau:

Có thể chia vấn đề của bạn theo hai trường hợp:

TH1: nhà bạn không đồng ý cho cô H là chủ sở hữu đối với giếng và lối đi.

Việc cô H làm sổ đỏ có cả giếng và lối đi là sai. Bởi ông nội bạn chỉ đồng ý cho cô H hai (2) sào đất mà không bao gồm cả giếng và lối đi. Như vậy giếng và lối đi này thuộc quyền sở hữu của ông nội bạn (hiện tại là nhà bạn). Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLDS 2005 về các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản thì người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật. Cũng theo khoản 2 điều này quy định đối với người không phải là chủ sở hữu thì có quyền sử dụng đất và sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Nghĩa là, cô H chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền chiếm hữu và định đoạt đối với giếng và lối đi.Tuy nhiên, khi làm sổ đỏ cô H đã không hề có thỏa thuận gì với ông nội bạn mà tự ý làm sổ đỏ biến lối đi chung thuộc sở hữu của mình. Như vậy là trái pháp luật.

Giếng và lối đi chung nằm giữa ranh giới hai nhà (nhà cô H và nhà ông nội bạn) từ trước đến nay vẫn sử dụng chung mà không có tranh chấp gì. Khi nhà bạn mua lại nhà của ông nội thì quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề sẽ được xác lập cho gia đình bạn theo Điều 274 BLDS. Trong trường hợp này gia đình bạn có quyền đòi lại tài sản là giếng và lối đi.

TH2: Gia đình bạn đồng ý cho cô H là chủ sở hữu đối với giếng và lối đi theo như sổ đỏ mà cô đã đăng kí QSDĐ.

Mặc dù cô H là chủ sở hữu nhưng gia đình bạn vẫn có quyền dùng chung theo quy định tại Điều 273 BLDS 2005 về quyền hạn chế sử dụng bất động sản liền kề: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác”.

2. Vấn đề chia di sản thừa kế

Khi ông bạn mất thì những sào đất còn lại được gọi là di sản thừa kế. Do ông nội bạn không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế này này sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 676 BLDS 2005 thì những sào đất của ông nội bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, gồm 3 người: cô H, ba của bạn (ông C) và bà vợ thứ ba.

3. Khi kiện ra toà thì bên nào thua kiện sẽ phải chịu hoàn toàn số tiền phí.

Điều này hoàn toàn đúng, tuy nhiên mức án phí đối với vụ án dân sự đã được quy định theo Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH. Theo đó, mức án phí sơ thẩm đối với vụ án dân sự sẽ được chia theo giá ngạch. Cụ thể như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

———————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

2. Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất;

5. Dịch vụ công chứng theo yêu cầu và tư vấn sang tên sổ đỏ;

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *