Xin chào, Tôi là Ngọc, tôi có vấn đề cần luật sư tư vấn giúp. Ba tôi có mảnh đất tại Bình Dương, bắt đầu sống tại đó từ năm 1964, hiện chưa có sổ đỏ, chỉ có giấy Chứng Nhận Công Nhận Quyền Sở Hữu Nhà Cửa do Sở Xây Dựng Tỉnh Sông Bé cấp do ba tôi đứng tên.

Lúc thời Pháp thuộc, ba tôi có cho gia đình chú tôi sống chung (khoảng 20 năm) bằng cách dựng 1 căn nhà nhỏ kế bên (xây chung vách tường nhà ba tôi). Sau giải phóng, chú tôi mua đất và ra riêng. Từ đó, gia đình chú tôi không còn sống chung với nhà ba tôi nữa tại căn nhà đó nữa. Sau này, nhà đó (nhà mà gia đình chú tôi đã từng sinh sống) gia đình chú tôi không sử dụng nữa và gia đình tôi đã sử dụng để kinh doanh và sinh sống cho tới ngày nay.

Chúng tôi đã chuẩn bị xong giấy tờ để xin cấp sổ đỏ và đã có nhân viên Sở Nhà Đất lên đo đạc. Vào lúc đang đo đạc thì bị người nhà chú tôi đến ngăn cản, họ nói đó là đất của họ nên không cho đo đạc (phần diện tích đất mà họ đã sống).

Nhân viên Sở Nhà Đất nói là chỉ cấp sổ đỏ sau khi giải quyết tranh chấp. Gia đình tôi đã thử hòa giải nhưng không thành công.

Xin hỏi trong trường hợp này, thì chúng tôi nên làm thế nào, liệu có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ hay không??

Ba tôi dự định khiếu nại bên gia đình chú tôi thì cần những thủ tục gì và có cơ hội thắng kiện không?

Cám ơn Luật sư

Người hỏi: MTram Van
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai gọi:

Trả lời:

Trường hợp của bạn thuộc vào khoản 4 điều 50 của Luật đất đai về các trương hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay đất của bạn đang xảy ra tranh chấp nên không được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, Bởi vậy, bạn có thể tiến hành các việc sau:

Theo điều Điều 135: Hoà giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Như vậy, đầu tiên bạn cần tiến hành hòa giải với ooogn chú, nếu không được thì làm đơn yêu cầu ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi có đất tranh chấp hòa giải. Nếu vẫn không hòa giải được thì bạn có thể áp dụng điều 136 Luật đất đai như sau:

Điều 136: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Như vậy, bạn có thể nộp đơn lên ủy ban nhân dân huyện yêu cầu giải quyết, nếu vẫn không giải quyết được hoặc bạn không đồng ý với quyết định đó thì có quyền yêu cầu ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *