Thưa luật sư, Em có việc cần tư vấn giúp: Hai mẹ con lên rừng làm đất cỏ để trồng cây keo lá tràm. Sau khi dồn rác cỏ khô xuống hốc núi để đốt thì gió kéo từ đâu đến đưa lữa phựt lên gây cháy cho rừng bên cạnh. Thiệt hại rừng tổng trị giá 50 triệu thực tế. Gia đình đã khai thác số rừng cháy đó trị giá hơn 40 triệu để đền bù.

Nhưng gia đình bị hại đòi hơn 100 triệu qua nhiều lần gặp gở  thì giãm xuống 90 triệu. Nên gia đình phải bù thêm vào hơn 50 triệu nữa để đền bù. Cơ quan chính quyền xã tại yêu cầu gia đình tôi phải trả như thế có đúng không. Nếu so với giá trị thực tại. Với đất đó là đất xấu 1 m2 chỉ trồng 2 đến 3 cây mà gia đinh người bị hại trồng trên 5 cây thì sai với quy định nhà nước. Vậy gia đình chúng tôi phải đền bù như thế nào là đúng với hành vi vô ý làm tổn thất tài sản trên.
Kính mong có hồi âm giải đáp. Xin cảm ơn !

Người gửi: Phạm TT

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

 

Trả lời:

Cơ sở pháp luật:

Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Nội dung phân tích:

Theo như bạn trình bày, tôi không biết được rừng bạn vô ý là cháy là “rừng sản xuất” hay “rừng phòng hộ”,… Do vây, để biết được mức tiền mà bạn sẽ bị xử phạt thì bạn có thể căn cứ  Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

“Điều 16. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c, diện tích dưới 1.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất dưới 500 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ dưới 300 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng dưới 200 m2.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ 1.000 m2 đến 2.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ 500 m2 đến 1.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ 300 m2 đến 500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 2.000 m2 đến 5.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 500 m2 đến 1.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 1.000 m2.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 2.500 m2 đến 4.000 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 5.000 m2 đến 6.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 3.000 m2 đến 4.000 m2.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng1c từ trên 30.000 m2 đến 50.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 6.000 m2 đến 10.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 5.000 m2 đến 7.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này.

9. Người có hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích nào phải bị xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này”.

Dựa vào điều này, căn cứ vào loại rừng, diện tích rừng mà bạn đã làm cháy bạn sẽ xác định được số tiền bạn bị xử phạt.

Ngoài ra, việc cơ quan cấp xã có yêu cầu gia đình bạn phải trả với mức tiền như vậy là đúng hay sai? Bạn cần căn cứ Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

“Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này”.

Theo đó, UBND cấp xã sẽ có quyền phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng.

Trân trọng cám ơn!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

—————————————–

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *