Kính gửi văn phòng luật sư em xin diễn giải nội dung của sự việc này như sau, rất mong nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Hai vợ chồng sống với nhau được 30 năm nhưng do không hạnh phúc, nay phát hiện ra chồng ngoại tình, có lôi cả người tình về nhà cãi nhau rồi đòi nợ nần. Thấy được cảnh đó, thực sự người vợ rất đau khổ và muốn giải thoát, người vợ muốn đơn phương nộp đơn ly hôn và muốn được đảm bảo quyền lợi trong việc phân chia tài sản khi làm thu tục ly hôn. Chính vì vậy rất mong nhận được sự tư vấn từ phía cơ quan luật để được đảm bảo quyền lợi của người vợ

Thủ tục ly hôn và phân chia tài sản:

– Về thủ tục ly hôn: được biết cơ quan pháp luật yêu cầu phải có giấy chứng nhận kết hôn trong quá trình đệ đơn lên tòa. Tuy nhiên do thời gian sống quá lâu với nhau, nên giấy tờ kết hôn không có lưu, nay đã thất lạc thì có làm được thủ tục ko?

– Về phân chia tài sản giữa 2 người vợ và chồng:

+ Trước khi kết hôn, nhà chồng đã có sẵn nhà cấp 4 để 2 vợ chồng về sống, nhưng sau này cân nhà đã được nâng cấp và xây lại được 3 tầng, giá trị tài sản sẽ cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước khi kết hôn. Tuy nhiên, đây là tài sản thừa kế của bố chồng nên người vợ có được hưởng quyền lợi phân chia tài sản này ko ạ? Sổ đó người chồng đang giữ nhưng ko rõ có ghi tên chồng hay ghi cả tên vợ và chồng? Toàn bộ giấy tờ nhà đất là do chồng cất giữ nên bản thân người vợ ko nắm được quyền hành gì, tài chính là do chồng trụ cột. Tài sản này có được coi là tài sản chung để phân chia giải quyết sau khi ly hôn không ạ? Mặc dù đây là tài sản thừa kế của bố chồng nhưng trước khi mất ông chỉ nói miệng là cho con trai, còn mẹ chồng vẫn sống thì có quyền quyết định tài sản này thuộc về ai ko ạ? Nếu phát sinh trường hợp bà mẹ chồng viết đơn tay thừa kế tài sản này cho người cháu A nào khác thì vợ chồng có được tính đây là tài sản chung và ko chấp thuận đơn thừa kế của bà mẹ chồng ko ạ?

+ Trong quá trình sinh sống (trong kết hôn), người chồng làm ăn công tác tốt, nên mua thêm được 1 căn nhà nữa, căn nhà đó hoàn toàn đứng tên chủ sở hữu của chồng, vợ không có đứng tên bất kỳ giấy tờ gì? vậy tài sản này được coi là tài sản chung của vợ chồng để phân chia sau ly hôn không ạ? 

Câu hỏi được biên tập từ  chuyên mục hỏi đáp pháp luật   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

Trả lời:

 

Thưa quý khách hàng!

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn :

1. Thất lạc giấy tờ kết hôn có ly hôn được không.

Nếu đã bị mất hết giấy tờ đăng kí kết hôn để hoàn thiện hồ sơ xin ly hôn bạn có thể tiến hành xin cấp trích lục bản sao tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn trước đây là nơi lưu trữ sổ hộ tịch sẽ thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch cho bạn.

2. Về phân chia tài sản giữa hai vợ chồng.

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau:

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

Trước hết về căn nhà và mảnh đất thừa kế của bố mẹ chồng.

– Đối với căn nhà do được xây dựng lại trong thời kì hôn nhân bằng tài sản hợp chung ( tiền chung ) pháp của hai vợ chồng tạo ra nên đây sẽ là tài sản chung để phân chia sau khi ly hôn.

– Đối với mảnh đất được thừa kế theo thông tin bạn cung cấp do vẫn chưa tiến hành các thủ tục sang tên quyền sử dụng đất mà vẫn đứng tên bố mẹ chồng nên việc mảnh đất này thuộc tài sản riêng hay chung phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người để lại thừa kế. Trước khi chết bố chồng bạn có nói miệng là cho con trai nhưng lời nói miệng này không được tiến hành theo đúng các thủ tục để được công nhận là di chúc hợp pháp đó là có người làm chứng và thực hiện công chứng nên lời nói miệng này hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Với trường hợp mảnh đất này thuộc sở hữu chung của bố mẹ chồng bạn sau khi bố chồng bạn mất đi mảnh đất này một nửa sẽ thuộc hoàn toàn quyền sở hữu của mẹ bạn, một nửa thuộc quyền sở hữu của bố bạn.

+ Một nửa thuộc quyền sở hữu của mẹ chồng bạn sẽ được phân chia như sau nếu mẹ chồng bạn để lại thừa kế riêng cho chồng bạn chứ không phải cho hai vợ chồng thì đây sẽ xác định là tài sản riêng của chồng bạn do được thừa kế riêng căn cứ theo Điều 43 LHNGĐ. Nếu mẹ chồng bạn để lại thừa kế hoàn toàn cho cháu mình nghĩa là con của vợ chồng bạn thì đây sẽ là tài sản của con bạn chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng bạn nữa.

+ Một nửa thuộc quyền sở hữu của bố chồng bạn sau khi mất nếu gia đình không tự thỏa thuận phân chia được sẽ tiến hành chia di sản thừa kế theo pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm các con của bố chồng bạn và mẹ chồng bạn mỗi người sẽ được một phần bằng nhau.

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."

– Đối với căn nhà mua thêm được trong thời kì hôn nhân.

Chồng bạn không dùng tài sản riêng của mình để mua căn nhà này nên về bản chất căn nhà này được mua trong thời kì hôn nhân bằng tiền là tài sản chung của hai vợ chồng kể cả chỉ chồng bạn kiếm ra tiền thôi bạn ở nhà nội trợ nhưng số tiền mà chồng bạn kiếm ra vẫn được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng, nên căn nhà được mua bằng tiền là tài sản chung cũng sẽ được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng, ngoài ra căn cứ theo khoản 1 Điều 33 LHNGĐ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng . Mặt khác Căn cứ theo Điều 34 LHNGĐ thì việc đứng tên đăng ký quyền sở hữu trên tài sản chung có thể được thỏa thuận chỉ để một vợ hoặc một chồng đứng tên nhưng tài sản này vẫn là tài sản chung.

"Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này."

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *