Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi xin được tư vấn một việc như sau: Vào ngày 15/8/2012 tôi có ký hợp đồng đặt mua bán với Công ty A tỉnh H lô đất *số thửa 13, 14 ( thửa 04+thửa 05 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) *lô NO- 03 do sở tài nguyên môi trường cấp ngày 11-8-2012 thuộc khu nhà ở bán theo cơ chế kinh doanh tại phường Đ tỉnh H.

Tôi có hợp đồng mua bán với Công ty với hóa đơn giá trị gia tăng số 0000049 và 03 phiếu thu với tổng số tiền là 2.219.000.000 ( hai tỷ hai trăm mười chín triệu đồng chẵn). Tôi đã nhận mặt bằng thửa đất 04,05 do công ty bàn giao. Nhưng đến ngày 20-5-2015 tôi phát hiện khu đất trên lại được Công ty bán cho người khác và hiện nay họ đang xây dựng tại đó 02 ngôi nhà. Tôi xin được hỏi bây giờ tôi muốn đòi lại khu đất trên thì phải làm những thủ tục gì và những cơ quan thẩm quyền nào mới giúp tôi giải quyết được việc này.

Kính mong nhận được lời tư vấn của luật sư sớm!

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: T.P

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Nptlawyer.com ;, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ pháp lí:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi 2011

Nội dung giải quyết: 

Thứ nhất: 

-Thẩm quyền giải quyết: 

Theo như BLTTDS 2004 ( sửa đổi 2011) quy định thảm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

+Thứ hai : Thủ tục

-Trước hết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố mà cụ thể ở đây là tỉnh H theo điều 4- BLTTDS/2011 : "Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác"

Cùng với việc nộp đơn khởi kiện , ngoài ra bạn còn cấn nộp kèm theo các giấy tờ chứng minh công ty A và bạn có hợp đồng đó theo điều 7 BLTTDS năm 2004 ( sửa đổi 2011) quy định như sau: "

Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

– Thứ hai bạn cần nộp một khoản gọi là án phí theo quy định của pháp luật: 

Điều 248. Thông báo nộp tiền tạm

ứng án phí phúc thẩm

1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phúc thẩm.

2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Sau khi Tòa án tiếp nhận vụ việc và ghi vào sổ vụ án , Tòa án sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm nếu bạn không đồng ý với quyết định của Tòa có thể làm thủ tục kháng cáo , kháng nghị

Giai đoạn xét sử phúc thẩm: sau khi bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật nhưng bạn cảm thấy Tòa án giải quyết không thỏa đáng thì có quyền yêu cầu Viện kiểm sát làm thủ tục kháng nghị Tòa án xem xét lại quyết định của mình

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *