Kính chào Nptlawyer.com ;, tôi có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Năm 1970 vợ chồng ông A khai hoang mảnh đất A tại Thôn K.Ông bà có hai người con là anh Q và chị T. Đến năm 1980 thì con trai của ông bà là anh Q lấy chị M ở cùng thôn và về sống trên mảnh đất khai hoang đó. Sau đó vợ chồng ông A mất thì chị M vẫn ở trên mảnh đất đó và hàng năm đóng thuế cho nhà nước.

 Đến năm 1998 thì nhà nước có chủ trương cấp giấy chứng nhận và thực hiện kê khai thông tin để cấp giấy chứng nhận cho người dân trong toàn huyện. Chị M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị và sử dụng từ đó đến nay và không có tranh chấp gì. Đến năm 2015 thì chị Thúy yêu cầu chị M trả lại phần đất trên do đất này là của tổ tiên để lại, chị M chỉ là con dâu nên không có quyền gì đối với mảnh đất đó. Những người dân xung quanh cũng xác nhận trước kia đất là do ông bà A khai hoang. Anh/ chị hãy nêu quan điểm của mình để giải quyết tình huống trên dựa trên quy định của pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:

Trả lời:

Chào bạn, về vấn đề của bạn xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật đất đai 1993

-Luật đất đai 2013.

Nội dung tư vấn:

-Theo quy định tại khoản 1, điều 2, luật đất đai 1993 quy định:  Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Như vậy, chị M và Anh Q đã lấy nhau từ năm 1980 và sống ổn định trên mảnh đất này, hàng năm đóng thuế cho nhà nước. Đến năm 1998, nhà nước có chủ chương cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho người dân toàn huyện. Theo quy định  nêu trên thì vợ chồng chị M hoàn toàn có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc chị M đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng quy định của pháp luật. Khi đó, mảnh đất này là tài sản chung của hai vợ chồng anh chị theo quy định tại điều 14, luật hôn nhân gia đình 1986

-Đến năm 2015, chị T lại yêu cầu chị M trả lại phần trên với lý do đất này là đất của tổ tiên để lại, chị M chỉ là con dâu không có quyền gì điều này là không hợp lý. Vì lý do sau:

+ Chị T không phải là chủ sở hữu thực sự của mảnh đất đó mảnh đất đó là do bố mẹ chị Thúy khai hoang nên chủ sở hữu là ông bà A. Căn cứ theo quy định của bộ luật dân sự 2005 như sau:

"Ðiều 247. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này.

2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.

Ðiều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

Ðiều 256. Quyền đòi lại tài sản

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Ðiều 257 và Ðiều 258 của Bộ luật này.

Ðiều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa."

Do đó, chị T không có quyền đòi lại mảnh đất này.

+ Pháp luật đất đai không quy định về việc con dâu không được quyền đối với mảnh đất mà bố mẹ chồng khai hoang, hơn nữa cho đến năm 2015 (35 năm) chị M là người đã ở ổn định trên mảnh đất đó, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chị M bây giờ được coi là chủ sở hữu của mảnh đất này.

Như vậy, dựa trên những căn cứ đã nêu thì chị M đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng quy định pháp luật và chị T không có quyền đòi lại mảnh đất này.

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về đất đai và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *