Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Bố tôi bị lừa kí giấy chuyển nhượng đất, trong đó có cả phần đất mà bố tôi đã sang tên và làm giấy chứng nhận quyền SDĐ cho tôi. Bố tôi đã bán mảnh đất mà ông đang sử dụng và bàn giao sổ bìa đỏ cho bên mua để họ sang tên, tiếp đó Giám đốc tôi có vay thêm 1 khoản tiền và có làm giấy thế chấp mảnh đất còn lại (Giám đốc tôi vẫn giữ sổ đỏ).

Sau đó người cho vay tiền đã lừa bố tôi kí vào hợp đồng mua bán mảnh đất mang tên tôi mà ông không hay biết đó là hợp đồng mua bán, và người đó nghĩ là đất của bố tôi.

Người này có quan hệ với phía xã nên đã nhờ làm sổ bìa hồng tất cả 04 mảnh đất làm 1 mang tên bố tôi để sang tên cho thuận lợi. Từ sổ đó người này đã chia đôi mảnh đất và mang tên 2 chủ sở hữu, đem thế chấp ngân hàng, và giờ cán bộ xã lại bảo vệ cho người đó.

Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm thế nào để giải quyết việc tranh chấp này, và cán bộ địa chính có vi phạm pháp luật khi tham mưu để cấp chồng chéo sổ đỏ như vậy không.

Sổ bìa hồng của người này có hiệu lực đến năm 2014

Sổ bìa đỏ của tôi có hiệu lực đến năm 2056

 

Sơ đồ mảnh đất đầu tiên

 

Mảnh đất số 03 bố tôi đã bán và bàn giao sổ đỏ

 

Người này có quan hệ với phía xã nên đã nhờ làm sổ bìa hồng tất cả 04 mảnh đất làm 1 mang tên bố tôi để sang tên cho thuận lợi

Từ sổ đó người này đã chia đôi mảnh đất và mang tên 2 chủ sở hữu, đem thế chấp ngân hàng, và giờ cán bộ xã lại bảo vệ cho người đó.

Người gửi: Hữu Duyên

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:   

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2005

Tình huống của bạn được tóm tắt lại như sau: gia đình bạn có 4 thửa đất có vị trí liền kề, trong đó thửa số 1 và thửa số 2 bạn là người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 2 thửa còn lại do bố của bạn đứng tên. Bố của bạn đã thực hện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cả 4 thửa với Giám đốc của bạn, theo ý kiến của bạn, ông Giám đốc này lừa dối để bố của bạn kí vào hợp đồng chuyển nhượng. Ông ta biết 2 thửa thuộc quyền sử dụng của bạn nên đã nhờ bên xã thực hiện sang tên cho bố của bạn để dễ chuyển nhượng. Khi đã được chuyển nhượng, ông ta làm thủ tục hợp thửa số 1 và 2, thửa số 3 và 4 để thế chấp tại ngân hàng. Toàn bộ quá trình này có sự giúp đợ của cán bộ địa chính.

Trước hết cần phải xem xét giao dịch giữa bố và Giám đốc của bạn có hiệu lực hay không.  Điều 122 Bộ luật dân sự quy định :

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự  

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Trường hợp đối tượng của giao dịch là bất động sản thì phải tuân thủ theo quy định pháp luật về đất đai.

Thứ nhất, về hình thức giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thể hiện bằng hợp đồng và hợp đồng này phải công chứng mới có giá trị pháp lý theo quy định tại Điều 689 Bộ luật dân sự 2005.

Thứ hai, người ký kết hợp đồng chuyển nhượng là bên chuyên nhượng phải là người đứng tên trong GCNQSDĐ ( trường hợp có GCNQSDĐ) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013. Nếu ủy quyền cho người khác kí kết thì phải có văn bản ủy quyền.

Như vậy, riêng đối với hai thửa đất mà bạn đứng tên sử dụng bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu  vì chủ thể giao kết hợp đồng ở đây là bố của bạn không có thẩm quyền ký kết trừ trường hợp bố của bạn có văn bản ủy quyền từ bạn. Việc cán bộ hành chính vẫn làm thủ tục sang tên chuyển nhượng cho người Giám đốc là không tuân thủ quy định pháp luật. Bạn hoàn toàn có thể khiếu nại hành vi của những người cán bộ địa chính với Chủ tịch UBND cấp huyện.

Đối với hai thửa đất đứng tên của bố bạn, nếu bạn nhận thấy rằng trong giao dịch này có dấu hiệu lừa dối, đe dọa bạn có thể đồng thời trình bày trong đơn trên yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch dân sự lừa dối, đe dọa theo quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự.

Và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sựu vô hiệu là:

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

————————————————–

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *