Tư vấn Đất đai

Tư vấn công chứng qua mail ?

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Tôi có văn phòng tư nhân tại Sydney, Australia, tư vấn di trú. Có một số hồ sơ bản tiếng Việt khách hàng cần đóng dấu công chứng. Không biết bên anh/chị có đảm nhận không ?.

Vì tôi lâu rồi không biết tiến trình làm việc bên Việt Nam như thế nào ?  Tôi có một tờ ủy quyền của khách, nếu công chứng, tôi scan gửi quý Luật sư vị bản scan màu được không ? Cần bản gốc không? Thời gian thường bao lâu?

Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm của Luật sư!

Người gửi: N.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời: 

Cơ sở pháp lý:

 

-Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội;

-Luật Công chứng của Quốc hội, số 53/2014/QH13.

Nội dung trả lời:

Căn cứ Điều 121 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 121. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Căn cứ khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014:

“1.Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Như vậy, vì bạn không nêu rõ hồ sơ bản tiếng việt trên là giấy tờ gì, có mấy bên ký kết, nên nếu là văn bản do chỉ khách hàng của bạn ký và có yêu cầu công chứng thì:

2.1.Thứ nhất về vấn đề  bạn Có một số hồ sơ bản tiếng Việt khách hàng cần đóng dấu công chứng cần nhờ công ty thực hiện việc công chứng tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 142 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền

1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.”

Căn cứ Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 144. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật công chứng năm 2014:

“3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.”

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật công chứng năm 2014:

“Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch

1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.

Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc đại diện theo ủy quyền được xác lập dựa trên sự ủy quyền giữa khách hàng của bạn và công ty mình, phạm vi đại diện được xác định theo yêu cầu của khách hàng của bạn vì người công chứng có thể là cá nhân hoặc tổ chức và không có quy định nào của pháp.Cụ thể nội dung ủy quyền ở đây là việc khách hàng của bạn ủy quyền cho công ty mình thực hiện việc công chứng giấy tờ trong hồ sơ bản tiếng việt. Để thực hiện được việc này hai bên tiến hành lập hợp đồng ủy quyền. Vì bạn không nói rõ giấy tờ trong hồ trên liên quan cụ thể đến nội dung nào nên nếu trong trường hợp cần thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền thì:

Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật công chứng năm 2014:

“Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

Như vậy, khách hàng của bạn phải tới nới cư trú của họ để thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền. Đồng thời bạn cũng phải gửi hợp đồng ủy quyền để công ty mình tiền hành công chứng tại Việt Nam. Sau khi có hợp đồng ủy quyền thì bên công ty mình là đại diện theo ủy quyền của khách hàng bạn trong việc đi thực hiện việc công chứng giấy tờ tiếng việt trong hồ sơ trên.

2.2.Thứ hai về việc  Tôi có một tờ ủy quyền của khách, nếu công chứng, tôi scan gửi quý Luật sư vị bản scan màu được không ? Cần bản gốc không? Thời gian thường bao lâu?

Căn cứ Điều 63  Luật công chứng năm 2014:

“Điều 63. Hồ sơ công chứng

1. Hồ sơ công chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.

2. Hồ sơ công chứng phải được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổ công chứng.”

Như vậy bạn cần phải gửi bản chính giấy tờ bản tiếng việt trong hồ sơ cần công chứng.

Thời gian thực hiện việc công chứng:

Căn cứ Điều 43 Luật công chứng năm 2014:

“Điều 43. Thời hạn công chứng

1. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.

2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.”

Do đó thời hạn tối đa sẽ là 10 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: npttrinhlaw@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.

 

 

Related posts

tranh chấp đất giữa các thành viên hợp tác xã?

NP Tú Trinh

Ủy quyền cho người khác bán nhà?

NP Tú Trinh

Tư vấn phân chia tài sản ruộng đất ?

NP Tú Trinh

Tư vấn tranh chấp về việc đòi lại đất cho người khác mượn, ở nhờ ?

NP Tú Trinh

Dịch vụ luật sư tư vấn đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng

NP Tú Trinh

Tư vấn về việc đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ ?

NP Tú Trinh

Xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở ?

NP Tú Trinh

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trong lĩnh vực bất động sản

NP Tú Trinh

Chia di sản thừa kế cho con riêng và con chung như thế nào ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More