Kính gửi: Diễn Đàn Luật;. Tôi xin được tư vấn một việc như sau, mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi: gia đình tôi có một thửa đất ở vùng quê, rộng khoảng 250m2 (đất đã có giấy CNQSD đất và nguồn gốc đất là của ông bà tổ xưa để lại, đã xây dựng nhà cấp 4 và xung quanh đã có tường bao).

Một năm trước gia đình hàng xóm bán một phần đất bên cạnh nhà tôi cho một người khác để xây nhà. Trong quá trình xây nhà (để nhà vuông đẹp) người này đã lấn sang phần đất nhà tôi khoảng 30cm (đã làm lở tường rào và xây lấn lên phần đất của gia đình tôi). Gia đình tôi đã không đồng ý vì như vậy sẽ làm phần đất của gia đình tôi bị méo mó nhưng họ vẫn cứ xây (vì gia đình tôi vắng mặt ở quê nên họ cứ xây đè lên mặc dù chúng tôi đã điện thoại cho họ là không được xây). Khi phát hiện họ vẫn cứ cố tình xây chúng tôi đã có 2 lá đơn gửi UBNND xã yêu cầu họ giải quyết giúp. Thế nhưng cho đến bây giờ thì vẫn chưa có sự giúp đỡ nào từ UBND xã. Gia đình chúng tôi đã gửi thêm 2 đơn lên UBNND huyện và cũng tương tự như vậy, gia đinh tôi đã gửi đơn khiếu nại lên thành phố và cũng không có câu trả lời. Vậy xin hỏi bây giờ gia đình tôi phải làm thế nào và nếu như tôi cứ phá phần nhà đã xây lên phần đất của gia đình tôi thì pháp luật sẽ xử lý thế nào?

Xin luật sư tư vấn cho tôi!

 Trân trọng cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật Đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Nptlawyer.com ;, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 

Luật đất đai 2013 

Nội dụng tư vấn :

Trường hợp đất bị lấn chiếm là phần đất giáp ranh

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014: Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo ra soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, người đang sử dụng đất được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu phần đất gia đình hàng xóm lấn chiếm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấp huyện thì phần đất đó có thể bị tịch thu, và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014: 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất trồng rừng đặc dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Đồng thời,  buộc trả lại đất lấn chiếm theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.

Trường hợp đất bị lấn chiếm là phần đất thuôc sở hữu của gia đình bạn

Trong trường hợp này, việc bạn xây nhà lấn sang 30cm đất nhà bạn đã trái với quy định của pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích về đất đai  theo quy định tại điều 12 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố…".

Vì gia đình hàng xóm cố chấp xây dựng trên đất nhà bạn nên bạn có thể gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp giải quyết. Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác theo quy định để tiến hành hòa giải. Việc hòa giải phải lập thành biên bản và nếu sau khi hòa giải thành có sự thay đối về ranh giới  thì thực hiện theo quy định tại khoản 5, điều 202 Luật đất đai 2013:
"5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

Tuy nhiên bạn gửi đơn thì vẫn không có cơ quan nào trả lời, thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về thủ tục hành chính. (Khoản 3 Điều 203 LĐĐ 2013) khi Tòa án sẽ căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất của 2 bên để ra quyết định. Trường hợp nhà hàng xóm  đã xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất bị lấn chiếm thì có thể không bị buộc phá dỡ nhà ở để trao trả lại đất cho gia đình bạn do không thuộc trường hợp phải phá dỡ nhà được quy định tại điều 83, luật nhà ở 2005 về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ:

"1. Nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

2. Nhà ở thuộc diện phải giải toả để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng.

4. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng".

Nhưng sẽ phải bồi thường đối với phần diện tích đã lấn chiếm theo quyết định của Tòa án dựa trên cơ sở giá đất ở được quy định tại địa phương ở thời điểm tranh chấp.

Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng có hiệu lưc buộc các bên phải chấp hành.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật đất đai.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *