Từ ngày 1/7/2009, Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí tòa án có hiệu lực thi hành. Đáng lưu ý là theo quy định mới, lệ phí, án phí bình quân tăng gấp bốn lần so với quy định cũ.

Xin giới thiệu những quy định mới về án phí, lệ phí trong các vụ, việc về HNGĐ.

* Những trường hợp được miễn nộp toàn bộ án phí, lệ phí:

– Người khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Cơ quan, tổ chức yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

* Những yêu cầu về HNGĐ (còn gọi là việc dân sự) thuộc diện phải nộp lệ phí, mức thu 200.000đ/việc bao gồm:

– Cá nhân yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

– Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

– Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

– Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

– Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi …

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số

* Những tranh chấp về HNGĐ (còn gọi là vụ án dân sự) thuộc diện phải nộp án phí, mức thu 200.000đ/ vụ, bao gồm:

– Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng thời kỳ hôn nhân.

– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

– Tranh chấp về cấp dưỡng…

* Một số lưu ý về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:

 

– Các đương sự trong vụ án về HNGĐ có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí dân sự nói trên, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với phần giá trị tài sản mà họ được chia.

Sau đây là mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch (trích Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án, ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, ngày 27/2/2009):

Ví dụ: Khi anh A và chị B ly hôn, nhưng có tranh chấp tài sản với tổng giá trị là 8.000.000.000đ. Kết quả cuối cùng tòa án xử chia đôi, thì ngoài án phí ly hôn 200.000đ, mỗi bên còn phải nộp 112.000.000đ án phí, tương ứng với 4.000.000.000đ được chia (phần tài sản tranh chấp có giá ngạch).

Trường hợp nếu ban đầu anh A và chị B có tranh chấp về tài sản chung, nhưng sau khi tòa án hòa giải, các bên đã thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản chung (chia đôi) trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, thì tương ứng với 4.000.000.000đ được chia, mỗi bên chỉ phải nộp 56.000.000đ án phí (tức 50% mức án phí
quy định).

Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Ví dụ: anh A đơn phương xin ly hôn với chị B, thì anh A phải nộp án phí dân sự là 200.000đ, bất luận là tòa án xử cho ly hôn hay "bác" đơn của anh A, chị B không phải nộp án phí.

Như vậy, với pháp lệnh mới, mức án phí HNGĐ rất cao. Là người làm công tác trong ngành tư vấn Luật, tôi thành thật đề nghị các gia đình trước "ngưỡng" ly hôn nên cân nhắc thật kỹ, kẻo không tài sản, tiền bạc không chia được cho nhau là mấy lại vừa mất hết tình thâm… Con cái thiệt thòi.

 Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000đ trở xuống

200.000đ

b) Từ trên 4.000.000đ đến 400.000.000đ

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000đ đến 800.000.000đ

20.000.000đ + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000đ

d) Từ trên 800.000.000đ đến 2.000.000.000đ

36.000.000đ + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000đ

đ) Từ trên 2.000.000.000đ đến 4.000.000.000đ

72.000.000đ + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000đ

e)  Từ trên 4.000.000.000đ

112.000.000đ + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000đ.

SOURCE: PHUNUONLINE.COM.VN

LS. HUỲNH MINH VŨ (Đoàn Luật sư TP.HCM)

(Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *