Tư vấn Hôn nhân Gia đình

Trách nhiệm của vợ chồng đối với các khoản nợ ngân hàng sau khi ly hôn ?

Thưa Luật sư! Mong các luật sư tư vấn giúp tôi một số vấn đề sau: 1. Tôi và vợ tôi đã kết hôn được 4 tháng thì vợ tôi bảo ngày trước em đi học, mua xe và lo công việc nên đã vay ngân hàng 200 triệu đồng. Hàng tháng ngân hàng trừ tiền lương đến năm 2019 mới hết cả gốc lẫn lãi. Nhưng ngân hàng đó lãi suất cao hơn, đợt này có ngân hàng cổ phần ở Vinh cho vay với lãi suất thấp hơn, có lợi hơn. Nên em muốn vay để về trả cho ngân hàng trước đây vay.

Nhưng họ bảo là phải có chữ ký của cả hai vợ chồng mới được vay. Thực tình tôi không muốn và đang tìm cách né tránh vì tôi sợ sau này chẳng may vợ chồng tôi có trục trặc về hôn nhân thì tôi cũng phải có trách nhiệm trả một nửa tiền vay ngân hàng vì tôi đã ký trong giấy vay tiền. Luật sư cho tôi hỏi, nếu trong trường hợp tôi ký vào giấy vay tiền thì chẳng may vợ chồng tôi ly hôn, tôi có phải trả tiền vay ngân hàng cùng với vợ không? 

2. Cha mẹ tôi đang có ý định bán đất ở quê để mua cho tôi đất ở chỗ khác. Nhưng tôi vẫn chưa biết rõ là mình phải làm như thế nào để sau khi tôi mua mảnh đất chỗ khác mà chẳng may vợ chồng tôi ly hôn thì mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của tôi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:  .

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn: 

Vấn đề 1​

Khoản 1 Điều 59 và Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp vợ chồng bạn ly hôn thì cả 2 vợ chồng bạn vẫn có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, trừ trường hợp vợ chồng và Ngân hàng có thỏa thuận khác.

Vấn đề 2

Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình quy định

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

 Như vậy, nếu bố mẹ bạn mua mảnh đất đo cho bạn và bạn là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng mảnh đất đó vẫn thuộc về bạn sau khi ly hôn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân. 

Related posts

Chồng muốn đón con về chăm sóc sau ly hôn ?

NP Tú Trinh

Mẫu đơn khởi kiện vụ án ly hôn

NP Tú Trinh

Chia tài sản của hai vợ chồng trong khối tài sản chung với cha mẹ.

NP Tú Trinh

Hướng dẫn luật lý lịch tư pháp

NP Tú Trinh

Xin tư vấn về giải quyết quyền nuôi con khi thuận tình ly hôn ?

NP Tú Trinh

Tư vấn xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn ?

NP Tú Trinh

Tư vấn việc phân chia tài sản và quyền nuôi con khi tiến hành thủ tục ly hôn ?

NP Tú Trinh

Điều kiện và thủ tục Thuận tình ly hôn

NP Tú Trinh

Hoàn cảnh như thế nào thì được giành quyền nuôi con ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More