Thưa Luật sư, luật sư tư vấn giúp tôi về việc đất đai với ạ. Năm 2009 gia đình tôi có mua lại 1 thửa đất tại thị xã An khê tỉnh Gia Lai. Sau khi thực hiện hợp đồng mua bán và địa chính đã xuống đo diện tích của nhà tôi và xác định ranh giới với các hộ lân cận không có tranh chấp và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thửa đất có diện tích chiều ngang mặt trước 05 mét, chiều ngang mặt sau 05 mét, chiều dài 42 mét. Sổ đỏ được cấp tháng 12 năm 2009. Sau khi mua bán gia đình đã đóng cọc mốc ranh giới. Do chưa có điều kiện xây nhà. Đến nay nhà bên cạnh xây nhà lấn vào diện tích đất nhà tôi 01 mét. Tôi đã làm đơn lên UBND phường và địa chính xuống xác minh thì đất nhà bên cạnh( người lấn đất nhà tôi) có sổ đỏ cấp vào tháng 12 năm 2015 là: 10 mét ngang mặt trước và 10 mét ngang mặt sau. Chiều dài 42 mét. nhưng khi họ xây nhà không có gọi nhà tôi lên để xác định ranh giới và nhổ cọc mốc của đất nhà tôi đi( qua tìm hiểu tôi được biết lô đất nhà tôi và nhà đã lấn đất nhà tôi trước đây nguyên thủy là một lô nhà nước cấp 15 mét ngang trước và 15 mét ngang sau. Nhưng chủ cũ của lô đất không biết là đất thực tế bị thiếu so với sổ đỏ là 01 mét. Nên bán cho nhà tôi 05 mét ngang vào năm 2009 và đến năm 2015 thì bán phần còn lại cho nhà bên cạnh. Đến nay xảy ra tranh chấp, nhà tôi chỉ còn 04 mét ngang. Kính nhờ luật sư giải đáp giúp tôi là khi khởi kiện ra tòa tôi có lấy được phần đất đã bị lấn không. Và có nghị định hay luật nào quy định việc giải quyết vấn đề trên không ?Tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc luật sư luôn thành công trong cuộc sống! Mong chờ sự phản hồi từ luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi :

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình tới Nptlawyer.com ;! Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Phân tích nội dung.

Luật Đất đai hiện hành quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai phải thông qua hoà giải ở cơ sở, cụ thể:
 
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Như vậy, đối với tranh chấp trên, trước tiên hai bên có thể tự hoà giải, nếu không tự hoà giải được thì bạn gửi yêu cầu đề nghị hoà giải đến ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi có đất tranh chấp. Trong thời hạn 45 ngày, Chủ tịch UBND có trách nhiệm tổ chức hoà giải cho các bên. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.Trường hợp hoà giải thành, gia đình bạn và hàng xóm thống nhất lại được ranh giới đất đai của mình và có chênh lệch so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường Phòng Tàinguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn và hàng xóm. Trường hợp hoà giải không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, có chữ ký của các bên và xác nhận của địa phương về hoà giải không thành. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 Khoản1, Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

"1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;"

Do diện tích đất của gia đình bạn và hàng xóm đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sau khi hoà giải ở địa phương không thành, bạn có thể nộp đơn trực tiếp đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 

Về việc gia đình bạn có lấy lại được đất hay không thì phải xem gia đình hàng xóm của bạn có thuộc trường hợp lấn đất hay không.

Theo quy định tại điều 3 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP :

"1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai."

Để xác định được gia đình bạn có bị lấn đất hay không thì bạn phải dựa vào ranh giới thửa đất nhà bạn đã ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hành vi được coi là lấn đất phải có dấu hiệu là sự dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất nhà bạn trên thực tế so với biên bản bàn giao đất ban đầu gia đình bạn nhận được từ UBND xã, với mục đích để mở rộng diện tích đất thực tế. Nếu bạn chứng minh được thửa đất đã bị thay đổi ranh giới ban đầu, hay có sự sai phạm trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà hàng xóm thì gia đình bạn có thể lấy lại được đất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *