Ông Trần Văn Được sinh năm 1914 và bà Nguyễn Thị Biện sinh năm 1911 có ba người con: Người con lớn là bà Trần Kim Xuân, sinh năm 1937; người con thứ hai là ông Trần Kim Thanh, sinh năm 1938 và người thứ ba là bà Trần Kim Hạnh, sinh năm 1940.

Lúc sinh thời, năm 1967, ông Được và bà Biện có mua của bà Nguyễn Thị Sách lô đất nông nghiệp, diện tích là 2.650 m2, tọa lạc tại P.15, Q. Tân Bình. Bà Biện sử dụng một phần lô đất trên để làm đường và chuyển nhượng cho ông Sỷ 56 m2. Diện tích đất còn lại là 2.139m2, nay thuộc thửa số MPT4, tờ số 49 (BĐĐC), F Tây Thạnh, Q Tân Phú TP.HCM. Trước khi qua đời, hai ông bà này không để lại di chúc nên di sản để thừa kế được chia theo quy định của pháp luật. Phần đất này bà Trần Kim Hạnh  thay mặt cho gia đình đứng tên và được UBND quận Tân Phú TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất H00123 ngày 23-01-2008, diện tích 2.139 m2. Mục IV của giấy chứng nhận này ghi chú “Nhà đất chưa phân chia thừa kế, không được thực hiện các giao dịch”.

Ngày 01/08/2008, ông Thanh và bà Xuân lập ủy quyền tại Phòng Công chứng số 4 cho bà Trần Kim Hạnh được quyền giao dịch phần quyền sử dụng đất nói trên. Ngày 05/08/2008 tại phòng Công chứng số 4, bà Trần Kim Hạnh được xác nhận là người đại diện khai nhận di sản thừa kế.

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  –

 

Ngày 29/08/2008, tại Phòng Công chứng số 4 TP.HCM, bà Trần Kim Hạnh lập hợp đồng tặng cho số 031302, tặng một phần quyền sử dụng lô đất trên cho bà Trần Kim Xuân, nhưng “không ghi rõ trong hợp đồng tặng cho một phần là bao nhiêu mét vuông, cũng không ghi rõ vị trí QSDĐ được tặng cho”.

Từ một phần đất mà bà Trần Kim Hạnh tặng cho bà Xuân, ngày 07/10/2008, tại Phòng Công chứng số 4, bà Trần Kim Xuân lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 035497 tặng cho bà Trần Thị Như Hồng, thửa số MPT4, tờ bản đồ 49 (BĐĐC), diện tích 2.139m2; mục đích sử dụng là đất nông nghiệp. 

Sau khi nhận được 2.139m2 đất trên, bà Hồng đã làm phương án quy họach cải tạo đất, và phương án cải tạo này được UBND quận Tân Phú duyệt, cho phân lô hộ lẻ và thực hiện mua bán nền nhà khi chưa làm hạ tầng cơ sở như luật định.

Sự việc từ một phần của lô đất nông nghiệp trở thành đất thổ cư được phân lô rao bán hàng loạt, dẫn đến tranh chấp do các nguyên nhân:

1/ Ngày 29/08/2008, công chứng viên Phòng Công chứng số 4 TP.HCM đã chứng nhận Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng “một phần” thửa đất MPT 4 thuộc tờ bản đồ 49(BĐĐC), phường Tây Thạnh, quận Tân Phú TP.HCM, giữa bên tặng cho là bà Trần Kim Hạnh và bên được tặng cho là bà Trần Kim Xuân, nhưng không ghi rõ phần diện tích đất tặng cho, không ghi rõ vị trí phần đất được tặng cho trong lô đất có diện tích 2.139 m2 nói trên.

2/ Ngày 07/10/2008, công chứng viên Phòng Công chứng số 4 TP.HCM lại chứng nhận Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng “toàn bộ thửa đất” số MPT 4, diện tích 2.139 m2, thuộc tờ bản đồ 49 (BĐĐC), phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM, được giao kết giữa bên tặng cho là bà Trần Kim Xuân và bên được tăng cho là bà Trần Thị Như Hồng.

Như vậy, diện tích đất bà Kim Xuân tặng cho bà Như Hồng trong hợp đồng công chứng ngày 07/10/2008 là toàn bộ thửa đất có diện tích 2.139m2 , trong khi bà Kim Xuân chỉ được sở hữu một phần diện tích thửa đất trên theo Hợp đồng tặng cho được công chứng ngày 29/08/2008. Điều đáng nói là diện tích đất tặng cho trong 2 Hợp đồng tặng cho không chính xác, rõ ràng, không trùng khớp nhau lại do cùng một công chứng viên xác nhận.

3/ QĐ số 19/2009/QĐ cùa UBND TP.HCM ngày 25/02/2009 quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đối với đất nông nghiệp: Nếu thửa đất có diện tích lớn hơn 2.000 m2, phải lập dự án theo quy định của pháp luật mới được tách thửa, quy hoạch, nhưng lô đất có diện tích 2.139 m2 không có hạ tầng vẫn được UBND quận Tân Phú cho phân lô hộ lẻ và rao bán.

Từ việc mua bán đất rầm rộ của bà Hồng, thì bà Hạnh, ông Thanh mới hay biết là toàn bộ tài sản thuộc phần thừa kế của mình đã bị bà Xuân bà Hồng chiếm đoạt. Vụ việc đang được Tòa án Nhân dân quận Tân Phú thụ lý xét “Hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất của bà Hạnh”.

Thiết nghĩ rằng chính quyền cần sớm can thiệp, cho dừng lại việc mua bán nền của thửa đất để tránh hậu quả  phức tạp về sau, vì tới đây việc tranh chấp đất không chỉ ở những người thừa kế mà còn mà có thể còn lan rộng đến những  người mua nền nhà trên thửa đất tranh chấp trên.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM – LS. HỒ QUANG TÂN PHONG

Trích dẫn từ:http://www.hcmcbar.org

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *