Sau một thời gian dành dụm, năm 1993, bà T. (TP Long Xuyên) mua được miếng đất hơn 70 mét vuông rồi cất căn nhà cột tràm lợp lá để bà và chín người con cùng sinh sống.

Đuổi mẹ ra đường

Gần 13 năm sau, H. – một người con trai của bà bỗng dưng hay nói bóng gió là sẽ lấy nhà, mẹ và các anh chị em kiếm chỗ ở khác. Bóng gió một thời gian, cuối cùng đến cuối năm 2006, H. đã đuổi mẹ và các anh chị em ra khỏi nhà. Ức lòng vì tự nhiên mất chỗ ở, bị con đối xử tệ, bà báo với chính quyền địa phương. Địa phương mới cho bà hay là H. khai với cơ quan chức năng là mẹ đã bán đất cho mình. Phần nhà đất này giờ là của H. nên H. có toàn quyền quyết định. Nghe tin, bà T. sững người. Liệu có sự nhầm lẫn chăng? Trả lời với bà, địa phương khẳng định rằng không có sự nhầm lẫn nào cả, thậm chí phần đất này cũng đang được xem xét cấp giấy đỏ cho H.

Cho rằng có chuyện mờ ám, bà T. đã làm đơn khiếu nại. Nhận đơn, chính quyền địa phương nhiều lần hòa giải, động viên H. trả lại phần đất để mẹ con, anh em cùng trú ngụ. Tuy nhiên, trước sau như một H. bảo rằng mẹ đã bán rồi thì không trả gì hết. Đồng thời, để chứng minh có chuyện mua bán rõ ràng, H. trưng ra tờ sang nhượng do mẹ bán đất vào ngày 26-9-2001 với giá bảy triệu đồng. Tờ sang nhượng có chữ ký của bà T. và bốn người con khác.

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  –

Trước chứng cứ rành rành như thế, có người cho rằng bà T. lẩn thẩn vì có lẽ bà đã 75 tuổi rồi nên không còn nhớ rõ việc mình làm. Nghe xong bà càng ức bởi bà đã già nhưng trí nhớ của bà không kém. Rõ ràng không có sự mua bán, ký chác gì cả. Do vậy, ngay lập tức bà khẳng định với địa phương rằng bà chưa bao giờ ký tên bán đất. Bốn người con khác cũng ngơ ngác khi thấy chữ ký của mình. Họ cũng khẳng định chưa bao giờ ký, chưa bao giờ biết đến tờ sang nhượng đất này.

Trả lại nhà cho mẹ

Bên nói có bán, bên nói không, việc hòa giải ở địa phương không thành. Bà T. đã nộp đơn ra tòa nhờ phân xử. Tòa cũng đã mời các đương sự đến hòa giải nhưng đều không thành công. H. vẫn cho rằng đó là nhà đất của mình mua lại của mẹ nên không thể trả lại.

Hòa giải không xong, vừa qua, TAND TP Long Xuyên đã phải mở phiên xử sơ thẩm. Tuyên án, tòa buộc H. phải trả lại đất, nhà cho mẹ vì H. không chứng minh được có sự mua bán rõ ràng, hợp pháp. Theo tòa, tờ sang nhượng của H. cung cấp không có giá trị pháp lý. Bởi nó không tuân thủ theo thủ tục chuyển nhượng đất đai, không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và những người ký tên không thừa nhận chữ ký của mình.

Xung quanh vụ án này, nhiều chuyên gia cho rằng tòa đã bỏ qua một vấn đề pháp lý quan trọng. Lẽ ra tòa nên giám định các chữ ký trong tờ sang nhượng xem có phải H. đã giả mạo chữ ký hay không. Nếu H. giả mạo để chiếm đoạt nhà đất thì hành vi của H. có thể sẽ cấu thành tội phạm. Nếu hành vi này có sự giúp sức của cán bộ cơ sở trong việc làm sổ đỏ thì có dấu hiệu tội làm giả giấy tờ, còn không sẽ cấu thành tội trộm cắp tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ:  http://www.phapluattp.vn/

 (MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *