Xin chào Nptlawyer.com ;, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi và chồng tôi có một đứa con hiện nay được hơn 3 tuổi, chúng tôi chuẩn bị ra tòa, tôi muốn hỏi luật sư xem tôi làm như thế nào để được quyền nuôi con.

Tôi là cán bộ xã, nhưng hiện nay tôi vẫn ở nhà ngoại để tiện cho công việc. còn chồng tôi thì làm việc tự do, anh ấy đi lắp điện nước thôi, nhưng gia đình nhà chồng lại có điều kiện, nhưng con từ nhỏ đến bay giờ ở với tôi, trong khi đó Chồng tôi không cho tôi đồng nào để nuổi con cả, một mình tôi nuôi con. bây giờ tôi muốn hỏi xem lên tòa ai sẽ được quyền nuôi con.

Xin luật sư cho tôi câu giải đáp? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.K

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Bên cạnh việc tranh chấp nhà đất, tài sản, tranh giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề lớn của không ít cuộc ly hôn. Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cũng như Luật Hôn nhân gia đình của nhiều quốc gia đều có những điều khoản rất rõ ràng quy định về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo quy định trên, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ky hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng). Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *