Tư vấn Đất đai

Tranh chấp đất đai?

Xin chào Diễn Đàn Luật;. Dạ chị em tên là Dung chị có thể tư vấn cho em một chuyện là vào sáng ngày 30/12/2015 (dương lịch) ba em với một người phụ nữ gần nhà có tranh chấp chuyện đất đai, trong lúc gây gổ người đó đã dùng dao chém ba em. Ba em đã dùng tay đỡ không may trúng ngón tay bị tổn hại tới ngón tay 70%, chị có thể chỉ em nên kiện như thế nào được không ạ?

Em không hiểu nhiều về luật pháp, em cảm ơn chị nhiều ạ.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật Hình sự 1999

Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự.

Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009):

"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

E) Có tổ chức;

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP:

"3.1. Tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS

"Dung hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp "dùng hung khí nguy hiểm".

Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP:

"2. Về khái niệm "vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự

2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

Như vậy hành vi của người hàng xóm nếu do lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009). 

Tham khảo bài viết liên quan:

Cố ý gây thương tích ?

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích?

Tư vấn tội cố ý gây thương tích

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

 

Related posts

Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

NP Tú Trinh

Tranh chấp Bất động sản liền kề: Hai nhà nhùng nhằng cái vách tường

NP Tú Trinh

Có thể cấp lại mục đích sử dụng đất cũ đã được giao trước đó không ?

NP Tú Trinh

Tư vấn về thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ?

NP Tú Trinh

Mua nhà nhưng chủ nhà không chịu chuyển đi xử lý như thế nào?

NP Tú Trinh

Không có hộ khẩu ở Hà Nội có mua đất được không?

NP Tú Trinh

Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai

NP Tú Trinh

Chưa sang tên đỏ thì ai sẽ đứng tên trên giấy phép xây dựng?

NP Tú Trinh

Cần thống nhất thẩm quyền chứng thực hợp đồng

NP Tú Trinh
Tư vấn Đất đai

Tranh chấp đất đai

Tôi tên là Nga quê ở Tp Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Xin hỏi luật sư một việc như sau:

Tôi có nhận thế chấp một căn nhà của vợ chồng Hoàng Thủy và có công chứng. Hoàng Thủy không trả nợ cho tôi và sự việc đã đưa ra tòa án TP Tuy Hòa tuyên Hoàng Thủy phải bán căn nhà đó để trả nợ cho tôi. Tôi đã đưa vụ việc trên qua thi hành án đến hẹn 20/11/2015, tôi có đến thi hành án thì thi hành án trả lời hiện đang có tranh chấp. Cụ thể anh ruột Hoàng ( Ông Thái) nói đó là nhà của ông, nhưng trên giấy tờ thì ông Hoàng Thủy đứng tên căn nhà này. Và ông Thái ngăn chặn không cho bán nhà. Vậy tôi xin hỏi luật sư nếu căn nhà thuộc về ông Thái thì tôi có lấy được tiền không và bằng cách nào. Tôi nghi Hoàng Thủy và ông Thái thông đồng với nhau để chiếm đoạt tiền của tôi, thế giờ tôi phải làm gì?. Xin chân thành cảm ơn và mong câu trả lời sớm nhất của luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật dân sự của Nptlawyer.com ;. 

 

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005  

2. Luật sư tư vấn:

Khi nhận được thông báo về việc ngôi nhà của ông Hoàng Thủy đang có tranh chấp thì theo quy đinh tại điểm d, khoản 1 Điều 7 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014, bạn có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

"Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;

b) Được thông báo về thi hành án;

c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;

e) Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;

g) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

i) Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;

k) Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

l) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án."

Khi đó, tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ án để xác định ngôi nhà thuộc sở hữu của ai. Như vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, ngôi nhà thuộc sở hữu của ông Hoàng Thủy. Khi đó bạn có thể yêu cầu thi hành án theo quyết định của bản án đã tuyên.

Thứ hai, ngôi nhà thuộc sở hữu của ông Thái. Khi đó, việc ông Hoàng Thủy thế chấp ngôi nhà không thuộc quyền sở hữu của mình là trái với quy định của pháp luật. Do đó, giao dịch dân sự giữa bạn và ông Hoàng Thủy vô hiệu theo quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2005:

"Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội  

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể  thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."

Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

Như vậy, dù ngôi nhà có thuộc sở hữu của ông Thái hay ông Hoảng Thủy thì bạn vẫn sẽ được trả lại tiền.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Related posts

Xây nhà trên đất người khác do địa chính và đo thi xác định nhầm

NP Tú Trinh

Muốn xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm như thế nào?

NP Tú Trinh

Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình

NP Tú Trinh

Tư vấn chia tài sản thừa kế cho cháu đích tôn ?

NP Tú Trinh

Vướng mắc trong hoạt động cho vay mua nhà

NP Tú Trinh

Những bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng đất như thế nào?

NP Tú Trinh

Tư vấn mua nhà đất đối với người nước ngoài ?

NP Tú Trinh

Bất động sản Bình Dương 'lên ngôi'

NP Tú Trinh

Thẩm quyền thu hồi đất lâm nghiệp, đất quốc phòng ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More