Tháng 11-2006, chị M. nộp đơn xin ly hôn đến TAND quận 6 (TP.HCM). Theo đơn khởi kiện, chị sống chung với anh C. không đăng ký kết hôn từ tháng 12-2002. Chỉ hai tháng sau, chị nhận thấy giữa hai người có nhiều điều không hợp nên không tiếp tục chung sống nữa. Giữa họ không có con chung cũng như tài sản chung gì. Chị chỉ có một đứa con riêng tên B., sinh tháng 9-2002, hiện gia đình anh C. đang nuôi giữ. Nay chị xin được ly hôn và xin được nhận lại con.

Một bên là mẹ ruột, một bên là “người dưng” nhưng lại chăm sóc, nuôi nấng, yêu thương cháu bé từ lúc còn thơ ấu…

Giao quyền nuôi con cho mẹ ruột

Ngược lại, anh C. kể rằng anh và chị M. sống chung từ năm 2000, có một con chung là cháu B. Đến tháng 12-2002, chị M. bỏ nhà đi nơi khác nên anh và gia đình đã chăm sóc bé B. cho đến nay.

Thụ lý vụ án, TAND quận 6 đã quyết định trưng cầu giám định để xác định ADN của cháu B. Theo kết quả giám định, anh C. không phải là cha ruột của cháu. Sau đó, anh C. đồng ý ly hôn với chị M., trả lại cháu B. cho chị nhưng yêu cầu chị phải trả 180 triệu đồng chi phí mà cha mẹ anh đã bỏ ra nuôi cháu từ lúc cháu mới bốn tháng tuổi. Riêng cha mẹ của anh C. thì không đồng ý giao trả cháu vì cho rằng chị M. đã bỏ rơi con.

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số

Xử sơ thẩm hồi tháng 8-2008, TAND quận 6 đã quyết định không công nhận chị M. và anh C. là vợ chồng. Cháu B. không phải là con của anh C. nên gia đình anh C. phải giao trả cháu cho mẹ ruột. Về phía chị M. cũng phải thanh toán cho gia đình anh C. hơn 45 triệu đồng chi phí nuôi cháu bé.

Ngay sau đó, anh C. kháng cáo yêu cầu TAND TP xử lại. Còn chị M. cũng kháng cáo về số tiền tòa sơ thẩm buộc chị phải trả cho gia đình anh C. bởi theo chị, gia đình anh C. giữ con chị trái ý muốn, chị đã đòi nhiều lần nhưng không trả.

Tại phiên phúc thẩm vào tháng 11-2008, TAND TP nhận thấy không thể phủ nhận tình cảm, công sức, chi phí nuôi cháu B. từ lúc ba tháng tuổi đến khi đã hơn sáu tuổi của gia đình anh C. Do đó, anh C. yêu cầu về chi phí nuôi dưỡng là chính đáng nhưng số tiền 180 triệu đồng anh C. nêu ra không có chứng cứ chứng minh. Vì thế, tòa tuyên giữ nguyên quyết định của cấp sơ thẩm.

Dây dưa cuộc chiến giành trẻ

Sau đó, chị M. đã vay tiền để nộp cho cơ quan thi hành án trả hơn 45 triệu đồng cho anh C. nhưng đến nay chị vẫn chưa thể nhận lại được con mình vì gia đình anh C. cương quyết phản đối. Chị M. còn cho biết gần bốn tháng nay, chị nghe phong phanh cha mẹ anh C. đã dẫn cháu B. đi tránh mặt ở đâu đó chứ không có ở nhà.

Khi nhận được đơn yêu cầu của chị M., cơ quan thi hành án đã mời anh C. cùng gia đình đến giải quyết thì họ không đến. Thậm chí khi chấp hành viên cùng đại diện một số ban ngành địa phương đến nhà anh C. yêu cầu thi hành án thì gia đình anh không đồng ý và đề nghị xét nghiệm ADN lại.

Tháng 5-2009, cơ quan thi hành án đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính anh C. cùng cha mẹ về hành vi không giao cháu B. cho chị M. Sau khi cha mẹ anh C. dẫn cháu B. đi đâu không rõ tung tích, cơ quan thi hành án đã chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra xem xét, xử lý hình sự.

Theo luật, việc gia đình anh C. cố tình không giao trả con cho chị M. có dấu hiệu phạm tội không chấp hành án (Điều 304 BLHS). Có thể vì có một quá trình dài thương yêu, nuôi nấng, chăm sóc cháu bé từ lúc còn thơ ấu nên gia đình anh C. phát sinh tình cảm quyến luyến, không muốn xa rời. Tuy nhiên, không thể vì thế mà gia đình anh bất chấp pháp luật được. Vì vậy, để tránh cho sự việc bị đẩy đi quá xa gây những hệ quả xấu, gia đình anh C. nên tôn trọng bản án của tòa, trả cháu bé về cho mẹ ruột và có thể đến thăm chứ không phải để cháu sống trong hoàn cảnh phải thường xuyên trốn chạy, bỏ học, bị chia rẽ tình mẫu tử.

Nhiều lần tranh giành, xô xát

Không chỉ đến giờ cuộc chiến giành cháu B. mới trở nên gay go mà trước đó cả hai bên đã nhiều lần tranh giành bắt cháu bé dẫn đến xô xát.

Tháng 3-2007, trong thời gian tòa giải quyết vụ ly hôn, chị M. đã từng canh con đi học để bắt cháu lên taxi đem về nuôi. Sau đó, đến tháng 12-2007, khi chị dẫn con đến tòa án để lấy mẫu giám định, lúc về gia đình anh C. đã rượt đuổi theo giành cháu lại, không ngần ngại xô xát. Cũng từ đó đến nay, chị M. không tìm ra được cách nào để gặp con.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM – HOÀNG YẾN

Trích dẫn từ: http://www.thuvienphapluat.vn/

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích nghiên cứu, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;

2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;

4. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;

5. Tư vấn thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài;

6. Tư vấn thành lập công ty 100 % vốn nước ngoài tại Việt Nam;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *