Khởi kiện vì cây dừa nhà hàng xóm lấn ngọn, thường xuyên rụng trái làm vỡ mái nhà, gây mất giấc ngủ nhưng tòa lại từ chối thụ lý. TAND huyện Ba Tri (Bến Tre) vừa từ chối thụ lý vụ vợ chồng anh M. nộp đơn kiện yêu cầu tòa buộc ông hàng xóm H. phải đốn một cây dừa lấn ngọn sang nhà anh, thường xuyên rụng trái làm vỡ mái tôn, bể hồ nước, gây mất giấc ngủ ban đêm. Sau khi tòa từ chối giải quyết, anh M. không biết phải đi cầu cứu ở nơi nào nữa vì vụ tranh chấp này đã kéo dài cả chục năm nay, qua nhi

Một cây dừa, nhiều cơ quan “bó tay”

Theo anh M. trình bày, tháng 1-1991, anh mua một miếng đất tại thị trấn Ba Tri để định cư, kế bên đất của ông H. Trên phần đất giáp ranh giữa hai nhà, ông H. trồng nhiều cây cối, sau đó ông đốn dần hết, chỉ còn chừa lại một cây dừa. Theo thời gian, cây dừa này ngày một cao, ngọn lại ngả ngay trên nóc nhà anh M. Trái dừa rụng suốt, có lần còn làm hư mái tôn, bể hồ nước. Chưa kể, giữa đêm giữa hôm mà dừa cứ rụng đồm độp làm cả nhà anh M. mất ngủ.

Khổ sở vì cây dừa này, anh M. nhiều lần sang thương lượng với ông H. để ông đốn nó đi nhưng không được. Lo lắng vì mùa mưa đến, khả năng dừa rụng đe dọa nhà anh càng nhiều nên tháng 5-2001, anh M. đã yêu cầu tổ nhân dân tự quản nơi hai nhà sinh sống làm trung gian hòa giải. Dù tổ nhân dân tự quản đã hết lời động viên rằng một bên nên đốn dừa, bên kia hoàn lại ít tiền nhưng ông H. vẫn cương quyết không chịu.

Tổ tự quản không hòa giải được, anh M. nhờ UBND thị trấn Ba Tri can thiệp nhưng nơi đây cũng “bó tay” nên anh phải nộp đơn đề nghị UBND huyện Ba Tri giải quyết. Tháng 11-2008, UBND huyện này chuyển đơn của anh về UBND thị trấn Ba Tri với yêu cầu nơi đây “sớm xem xét, cho thẩm tra và đưa ra giải quyết dứt điểm, tránh tranh chấp kéo dài gây mất trật tự trị an”.

 

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  –

 

Tòa từ chối thụ lý?!

Dù thế, cho đến nay cây dừa này vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, vẫn rụng trái đều đều sang nhà anh M.

Bức xúc quá, anh M. phải làm đơn khởi kiện gửi đến TAND huyện Ba Tri, yêu cầu tòa buộc ông H. phải đốn dừa. Chẳng những anh không yêu cầu ông H. bồi thường thiệt hại do để dừa rụng sang nhà anh trong gần tám năm qua mà còn hứa sẽ hoàn lại giá trị cây dừa cho ông H. Tuy nhiên, yêu cầu khởi kiện chính đáng, hợp pháp của anh M. đã bị TAND huyện Ba Tri từ chối thụ lý với lý do “hồ sơ chưa đầy đủ”. Anh M. buồn rầu: “Đến giờ tôi không biết phải yêu cầu cơ quan nào giải quyết nữa đây”.

Theo một thẩm phán TAND tỉnh Bến Tre, yêu cầu của anh M. dù rất nhỏ nhưng vẫn là quyền khởi kiện của đương sự theo pháp luật và vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND huyện Ba Tri. Căn cứ vào khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự thì mọi chuyện rất rõ ràng: Ông H. để dừa lấn ngọn sang không gian nhà anh H. là sai. Vì hai bên không có thỏa thuận nên ông H. phải chặt bỏ phần cây lấn quá ranh giới.

Ở một góc nhìn khác, luật sư Lê Văn Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nói không chỉ riêng tòa mà các cơ quan khác như chính quyền địa phương cũng có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này. Theo Điều 272 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó. Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Theo khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự)

=======================

LS. TRẦN CÔNG LY TAO – Đoàn luật sư TPHCM

BUỘC HÒA GIẢI LÀ SAI QUI ĐỊNH

Sự từ chối của tòa khiến anh M. không biết xoay xở thế nào vì vụ tranh chấp kéo dài cả chục năm nay… Đến số báo sau, một phó chánh án TAND huyện Ba Tri mới cho biết TAND huyện chưa thể thụ lý do đơn kiện của anh M. sơ sài, thiếu biên bản hòa giải không thành ở cơ sở. Sắp tới, tòa này sẽ mời vợ chồng anh M. đến trả lại đơn kiện, đồng thời hướng dẫn họ yêu cầu hòa giải ở cơ sở, sau đó nếu không thành thì bổ túc hồ sơ và tòa sẽ thụ lý.

Trước hết, phải biểu dương thái độ tiếp thu nêu trên của lãnh đạo TAND huyện Ba Tri. Bởi lẽ có những tranh chấp dằng dai nhưng không cơ quan nào chịu giải quyết và nếu cả tòa cũng lắc đầu thì người dân sẽ phải cắn răng chịu đựng vô thời hạn. Thế nhưng tòa này đã đưa ra một yêu cầu sai luật trong việc buộc vợ chồng anh M. phải đến UBND xã hòa giải trước, rồi sau đó mới được nộp đơn kiện.

Đúng là Điều 136 Luật Đất đai có bắt buộc những người tranh chấp đất đai phải đến UBND cấp xã hòa giải và chỉ khi hòa giải không thành thì mới được quyền nộp đơn ra tòa (nếu đất có giấy đỏ hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo quy định). Nhưng ở đây anh M. chỉ khởi kiện người hàng xóm đã để cây dừa lấn chiếm không gian nhà mình và gây ra một số thiệt hại chứ không phải khởi kiện tranh chấp đất. Do pháp luật không yêu cầu loại tranh chấp của anh M. phải đến xã hòa giải nên nếu anh muốn đến xã cũng được mà không muốn đến xã cũng chẳng sao. Xem ra lãnh đạo TAND huyện Ba Tri đã đòi hỏi anh M. thực hiện một việc làm hoàn toàn nằm ngoài quy định, khiến vụ việc của anh tiếp tục bị kéo dài một cách không cần thiết.

Không chỉ riêng vụ việc cụ thể này của anh M., tôi có biết nhiều trường hợp khác dù pháp luật không bắt buộc nhưng một số tòa vẫn cứ yêu cầu người dân phải đến phường, xã hòa giải. Chẳng hạn, Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình có khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Chỉ là khuyến khích nhưng nhiều nơi đã tự đổi thành bắt buộc và nếu người dân không đi hòa giải thì tòa lại không chịu nhận đơn. Hay trong các vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặc dù pháp luật không quy định nhưng nhiều nơi vẫn bắt dân phải đi hòa giải với lý do nhà nào chẳng nằm trên đất mà cứ dính đáng đến đất là phải được phường, xã hòa giải tuốt luốt (!).

Có lẽ TAND tối cao cần có văn bản thống nhất cách xử lý để hạn chế những đòi hỏi tùy tiện, cảm tính của một số tòa, gây khó cho người khởi kiện.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM – NGUYÊN TRƯỜNG

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————————

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *