Tư vấn Đất đai

Tội đánh người gây thương tích bị xử lý như thế nào?

Kính chào Diễn Đàn Luật;. Tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn giúp tôi: Năm 2004: Ông Nguyễn Văn Đình ( Đã chết tháng 9 năm 2015) có viết biên bản có xác nhận của chính quyền địa phương về việc cho 2 con là ông Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Kim Lân mỗi con ½ diện tích đất mỗi người 1.250m2.

Năm 2009 Ông Nguyễn Văn Biên và ông Nguyễn Kim Lân đều được nhà nước cấp gcnqsd. Do địa hình mảnh đất mà cổng phải đi chung mới vào được phần diện tích đất mà ông đình cho 2 con sử dụng. Năm 2012: Ông Đình lại đổi ý không cho ông Lân nữa mà có ý định cho con dâu của mình ( Không phải vợ của ông Biên và Ông Lân). Ông Đình mang đơn kiện ông Lân và đã được UBND huyện, tài nguyên môi trường giải quyết: Đất đã thuộc sở hữu của ông Lân nên mọi ý định của Ông Đình muốn phải dc sự nhất trí của ông Lân. Trong phần diện tich đất ông Đình cho con trai mình: có ngôi nhà trên đất mà ông Đình vẫn sử dụng. Do thỏa thuận lại với con ko dc, ông Đình giận ko ở nhà trên đất ông Lân nữa mà chuyển lên nhà Ông Biên để ở. Và ông chết để lại ngôi nhà vẫn trên đất ông Lân và chết đột ngột nên ko có căn rặn lại gì. Sau khi ông Đình mất, tháng 3 năm 2016. Ông Lân có ý định phá bỏ nhà ông Đình trên đất của mình, nhưng do cổng vào còn đi chung và do ông Biên còn mâu thuẫn với ông Lân, nên nói rằng: Ông ko dc phá nhà tổ. Con trai ông Lân là anh: Nguyễn Văn Lại gọi máy xúc vào để xúc nhà ông Đình trên ditch đất của mình thì gặp ông Biên cầm qoắm ra can ngăn, ông Lại nói: “ Đất của tao tao làm gì thì làm”, Ông Biên nói: “Không được phá nhà tổ” . Hai bên cãi cự, ông Biên cầm qoắm chém vào tai và cổ anh Lại: thương tích nhẹ chỉ phải khâu. Anh Lại bực mình vì bị chém, sẵn cái xà beng định cạy nền nhà đánh vào đầu ông Biên làm ông Biên rạn sọ não và đang điều trị tại viện 105 (chưa xác định được % thương tích). Ông Lân thấy con bị đánh cũng đánh vào sườn ông Biên để dọa ông Biên, nhưng ông đã đánh vào sườn khiến ông biên rách da và rạn xương (chưa xác % định thương tích) Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ông Biên và anh Lại bị đi viện cấp cứu. Ông Lân bị c.a huyện bắt và lấy lời khai. Sau 10 ngày anh Lại ra viện dc công an tỉnh bắt và lấy lời khai. Gia đình ông Lân có hối lỗi qua thăm hỏi và muốn được bồi thường tất cả thuốc, thiệt hại cho ông Biên. Nhưng ông Biên chưa đồng ý. Câu hỏi xin Luật sư tư vấn: Anh Lại và ông Lân chịu khung hình phạt như thế nào? Anh lại và ông Lân có dc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Ông Biên có lỗi đánh trước, anh Lại có được kiện ông Biên không?

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hình sự của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn Luật hình sự gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp luật:

Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật hình sự SĐBS 2009

Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP

Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

Nội dung tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật hình sự quy định:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Về tình tiết dùng hung khí nguy hiểm được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, tại mục 3.1 Nghị quyết 01/2006/NQ – HĐTP đã hướng dẫn như sau: “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Như vậy, hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm, trong đó:

Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

và Điều 15 Bộ luật hình sự 2009 SĐBS một số điều của Bộ luật hình sự 1999 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể:

Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Căn cứ theo thông tin bạn cung câp và các quy định pháp luật trên, anh Lại phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng, với tội danh này, anh Lại có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Đối với ông Biên, hành vi đánh anh Lại tuy không gây ra thương tích nguy hiểm nhưng thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm thuộc trường hợp được quy đinh tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự 1999, do đó, ông Biên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Đối với ông Lân, nếu hành vi của ông Lân gây thương tích cho ông Biên từ 11% trở lên hoặc dùng hung khí nguy hiểm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, nếu không thuộc trường hợp trên thì ông Biên chỉ bị phạt hành chính về hành vi của mình.

Về tình tiết giảm nhẹ:

Căn cứ theo quy định tại Điều 46, Điều 47 của Bộ luật hình sự 1999 quy định:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Căn cứ theo các quy định tại điểm c, g, h, p của Điều 46, và Điều 47 thì anh Lại và ông Lân (nếu phạm tội) sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Về bồi thường thiệt hại, theo Điều 607, Điều 613 và Điều 617  Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Điều 613. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại  

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Xét theo các quy định trên, anh Lại và ông Biên đều có lỗi, nếu khởi kiện tại Tòa án thì anh Lại (do vượt quá phòng vệ chính đáng) có nghĩa vụ bồi thường cho ông Biên. Mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của ông Biên (đánh anh Lại trước). Do đó, việc anh Lại khởi kiện ông Biên tại Tòa là hoàn toàn không có lợi cho anh Lại.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: luatsu@Nptlawyer.com .vn  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.                                  
Bộ phận Luật sư hình sự.

Related posts

Quy định pháp luật về chính sách dồn điền đổi thửa ?

NP Tú Trinh

Cách tính diện tích nhà chung cứ theo luật?

NP Tú Trinh

Tư vấn mua bán căn nhà được thừa kế từ ông bà ngoại ?

NP Tú Trinh

Tư vấn thủ tục tặng cho tài sản nhà đất cho con gái ?

NP Tú Trinh

Điều kiện được cấp chứng chỉ định giá bất động sản ?

NP Tú Trinh

Đất ao có được làm sổ đỏ ?

NP Tú Trinh

Tư vấn về cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở ổn định từ năm 1973 ?

NP Tú Trinh

Tư vấn cách xác định hạn mức, vượt hạn mức đất nông ngiệp ?

NP Tú Trinh

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất (Mẫu số 11/ĐK)

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More