Xin nhờ luật sư tư vấn cho tôi nội dung như sau:

Tôi hiện nay là phó bí thư đảng ủy xã. Tôi lập gia đình năm 2005, hiện đã có 2 con trai, cháu lớn 5 tuổi và cháu bé 1 tuổi. Thời gian gần đây tôi biết vợ ngoại tình, tôi đã nhắc nở nhiều lần nhưng cô ấy không sử chữa. Nay tôi muốn ly hôn với cô ấy bằng cách cả 2 cùng thuận tình ly hôn, nếu cô ấy không đồng ý thì tôi đơn phương xin ly hôn. Xin hỏi tôi có bị kỷ luật gì không về việc ly hôn? Hồ sơ ly hôn của tôi gửi thẳng tòa án huyện mà không thông qua xã có được không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi với ạ!

Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Minh Đức

Email: gugu…@gmailcom

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình qua điện thoại gọi: 

Trả lời :

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nptlawyer.com ;. Với yêu cầu này Nptlawyer.com ; xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ( Bộ luật tố tụng dân sự 2011 )

Nội dung phân tích:

Thứ nhất, bạn nộp đơn ly hôn thì có bị xử lý kỷ luật không?

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Như vậy theo quy đinh tại Khoản 1 điều 51, ly hôn là quyền của vợ, chồng. Theo đó, nếu hai vơ chồng cùng đồng ý ký vào đơn xin ly hôn và nộp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì được gọi là thuận tình ly hôn, trường hợp chỉ có 1 bên ký và nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền còn bên kia không đồng ý hoặc không ký vào đơn xin ly hôn thì được gọi là đơn phương ly hôn.

Đối với trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn xin ly hôn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương mà không bị xử lý kỷ luât.

Thứ hai, nộp hồ sơ ly hôn tại đâu?

1. Hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn

Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2004( sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuôc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.”

Trong trường hợp hai vợ chồng bạn đều thuận tình ly hôn thì căn cứ tại khoản 2 điều 28 BLTTDS bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Thẩm quyên Tòa án giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 2 điều 33 BLTTDS:

2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.”

Do đó, căn cứ tại điểm b khoản 2 điều 33 BLTTDS, Tòa án giải quyết yêu cầu về ly hôn sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện.

Hơn nữa, khoản 2 điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Toà án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Toà án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;

d) Toà án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài;

đ) Toà án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Toà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;

g) Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

h) Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Toà án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

k) Toà án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Toà án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”

Như vậy căn cứ tại điểm b khoản 2 điều 33, điểm h khoản 2 điều 35 BLTTDS, bạn có thể nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bạn hoặc vợ bạn.

2. Bạn muốn ly hôn đơn phương

Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

"Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định."

Đối với trường hợp bạn muốn ly hôn đơn phương  thì căn cứ tại khoản 1 điều 27 BLTTDS bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thăm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 1 điều 33 BLTTDS:

"1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này."

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về ly hôn sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện.

Hơn nữa, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự:

"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."

Như vậy, căn cứ tại khoản 1 điều 33, điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS, bạn cần phải nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cứ trú làm việc của vợ bạn, hoặc nếu vợ chồng bạn có thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bạn giải quyết vụ án thì Tòa án này sẽ có thẩm quyền xét xử vu án ly hôn của vợ chồng bạn.

Như vậy, việc giải quyết vụ án ly hôn đơn phương hay việc công nhận thuận tình ly hôn đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Do đó bạn không thể nộp đơn xin ly hôn đến cơ quan xã để yêu cầu giải quyết được.

Trên đây là những tư vấn từ phía Công ty chúng tôi cho thắc mắc của Quý khách hàng. Nếu còn vấn đề nào chưa được rõ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty chúng tôi qua Tổng đài  để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *