Tôi đang chuẩn bị vào làm việc tại văn phòng đại diện của một công ty Hàn quốc tại Việt Nam. Tùy nhiên Hợp đồng lao động của tôi lại ký với công ty mẹ ở Hàn quốc, điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ thuế cho các cơ quan có thẩm quyền của Hàn quốc. Vậy cho tôi hỏi là tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân tại Việt nam không?

NPTLAYWER tư vấn cho bạn:

Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng nộp thuế

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế theo quy định (Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007) phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi chi trả thu nhập và cá nhân không cư trú tại Việt Nam (đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam).

Cá nhân cư trú là người phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Dựa vào căn cứ trên, nếu bạn thõa mãn các điều kiện về cá nhân cư trú nêu trên thì bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho ban.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn nêu trên chỉ nhằm mục đích tham khảo. Tùy từng thời điểm có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà nội dung tư vấn có thể được điều chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ về email: npttrinhlaw@gmail.com 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *