Thưa Luật sư. Tôi tên T sinh năm 1964 tại thành phố H. Tôi xin được tư vấn: Vợ chồng tôi hiện thuận tình ly hôn, có 2 con trai, các cháu đã có gia đình riêng. Tài sản chung chúng tôi tự thỏa thuận cho các con. Tôi là người đệ đơn ra tòa nhưng tôi đang làm ăn xa (Miền Nam), điều kiện đi về giải quyết ly hôn là khó khăn về cả tiền bạc và thời gian. Vậy xin cho tôi biết điều kiện cần để có được kết quả tòa xử cho ly hôn nhanh nhất, tôi không về có được không và nếu nhất thiết tôi phải có mặt thì thời gian bao lâu? Xin chân thành cảm ơn!

Vậy xin cho tôi biết điều kiện cần để có được kết quả tòa xử cho ly hôn nhanh nhất, tôi không về có được không và nếu nhất thiết tôi phải có mặt thì thời gian bao lâu? Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đinh   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 

Trả lời:Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011) .

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

2. Luật sư tư vấn:

2.1.Thứ nhất về vấn đề bạn có phải nhất thiết có mặt không?

Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Như vậy trường hợp của bạn là thuận tình ly hôn, Tòa án giải quyết dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.Bạn không trình bày rõ là trong trường hợp này, bạn vắng mặt tại giai đoạn nào khi Tòa án án thụ lý đơn kiện nên:

TH1: Vắng mặt trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm:

Căn cứ Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự."

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP:

“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.

Như vậy khi  bạn có lý do chính đáng để không thể tham gia hòa giải được thì bạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xết xử theo thủ tục chung, nếu trường hợp của bạn không rơi vào trường hợp tạm đình chỉ theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(Sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011).

TH2:Vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự:

Căn cứ khoản 3 Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"3. Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp. Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ; nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm."

Như vậy, khi vợ bạn vắng mặt và có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt của vợ bạn.

Tuy nhiên  với hai trường hợp trên thực tế thì giải quyết việc thuận tình ly hôn dựa trên sự tự nguyện của các bên mà khi một bên vắng mặt thì để Tòa án giải quyết vắng mặt thì sẽ rất khó khăn, vì vậy để được giải quyết vắng mặt vợ bạn thì bạn cần làm thủ tục ly hôn đơn phương để Tòa án giải quyết.

2.2.Thứ hai về vấn đề thời gian giải quyết

Căn cứ khoản 3 Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

3. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Căn cứ Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị Xét Xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị Xét Xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong thời hạn chuẩn bị Xét Xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra Xét Xử.

3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra Xét Xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng."

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP:

"3. Về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTDS mà thời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá năm ngày) mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS, thì cần phải báo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 179 của BLTTDS và hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS.

a) “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài,… Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H ở miền núi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong đó đã ấn định ngày mở phiên toà. Tuy nhiên, còn hai ngày nữa là tiến hành mở phiên toà, thì xảy ra lũ quét. Trụ sở của Toà án nhân dân huyện X bị hư hỏng. Do phải khắc phục hậu quả của lũ quét, sửa chữa lại trụ sở, nên Toà án nhân dân huyện X không thể tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.

c) “Lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được người khác thay thế; vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến,… nên cản trở Toà án tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định."

Căn cứ khoản 1 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"Điều 180. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

1. Trong thời hạn chuẩn bị Xét Xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này."

Căn cứ tiểu mục a Mục 9 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP:

"9. Thuận tình ly hôn (Điều 90)

a. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm."

Như vậy:Thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý.Trong thời gian này Tòa án tiền hành hòa giải, trên cơ sở đó lập biên bản hòa giải không thành về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản không có sự thay đôi ý kiên thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện, vấn đề về tài sản và chăm sóc nuôi dưỡng con.Do đó thời gian nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn là bao nhiêu lâu phụ thuộc vào thời điểm tòa án tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận  Tư vấn Pháp luật hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *