Kính gửi Quý anh chị Diễn Đàn Luật;! Tôi xin hỏi Quý anh chị một việc như sau: Tôi và chồng đã li thân 2 năm nay. Tôi cùng con nhỏ về sống tại nhà ngoại.

Từ ngày về sống cùng với gia đình nhà ngoại đến bây giờ chồng tôi chưa một lần đến thăm con cũng như chưa bao giờ chu cấp nuôi con. Chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm con. Con tôi hiện tại được 3 tuổi. Chúng tôi cũng không có tài sản gì chung. Khi lấy chồng tôi có chuyển hộ khẩu về nhà chồng. Tuy nhiên sau khi li thân thì tôi đã chuyển hộ khẩu cho 2 mẹ con về nhà ngoại để tiện việc đi học của con. Hiện tại, chồng tôi nói anh đang làm việc tại Long An. Còn tôi và con sống ở Hà Nội. Tôi muốn đơn phương làm thủ tục li hôn thì cần những thủ tục, và giấy tờ gì? Rất mong sớm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của Quý anh chị Nptlawyer.com ;. Kính chúc các anh chị sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc sống.

Trân trọng.

Nguyễn Thị Thơm

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình của Nptlawyer.com ;.

              ​

                      Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình, gọi:

Trả lời:

Kính thưa quý khách hàng, công ty TNHH Nptlawyer.com ; đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin được trả lời như sau:

 

Cơ sở pháp luật:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung phân tích:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình  như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

và Điều 56 về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, khi tình trạng cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn thì chị có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.

Hồ sơ xin ly hôn đơn phương bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn về hộ khẩu và chữ ký của chị. Trong đơn chị cần trình bày các vấn đề sau:

– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

– Về con chung: Cháu tên gì? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn chị có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?

– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn chị muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Chị muốn giải quyết như thế nào?

2. Bản sao Giấy khai sinh của cháu bé;

3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của chị và của chồng chị (nếu có);

4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì chị phải xin xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký kết hôn.

5. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 , sửa đổi năm 2011 như sau:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Do đó, chị phải nộp đơn tại tòa án huyện (quận) nơi cư trú của chồng chị. Chị chỉ được nộp đơn ở quận (huyện) nơi chị đang cư trú khi được chồng chị đồng ý bằng văn bản. Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của  chồng chị thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004  như sau: “nếu không biết nơi cư trú, làm việc,trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc,có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tại điểm a, khoản 1, Điều33 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này chị nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc cuối cùng (mà chị biết).

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *