Chào Luật Sư, Tôi và Chồng chưa đăng ký kết hôn. Tuần tới chúng tôi làm thủ tục Cha nhận con & giấy khai sinh cho con mới sinh vài tuần. Nếu tôi quyết đặt tên con thì trong giấy khai sinh sẽ không có tên Cha vì Chồng tôi sẽ không làm thủ tục nhận con.

Chồng tôi quyết đặt tên con theo ý riêng, do không muốn có sự tranh cãi càng thêm gây gắt kéo dài và rạn nứt mối quan hệ vì con còn quá nhỏ nên tôi chấp nhận Chồng quyết định. Khi đã làm hoàn tất thủ tục Cha nhận con và giấy khai sinh. Sau này nếu vợ chồng Tôi chia tay, Tôi có thể tự quyết định làm thủ tục thay đổi tất cả: chữ đệm, tên & họ của con sang họ của Tôi, hoặc thay đổi chữ đệm và tên nhưng giữ lại họ Cha đứa bé mà không cần phải có sự xác nhận của Chồng Tôi được không?

Rất mong Luật sư hãy hồi âm sớm để Tôi có quyết định làm thủ tục cho đứa bé theo họ Mẹ hay Cha.

Rất cảm ơn Luật sư!

Người gửi: Bửu Trân

Câu hỏi được biên tập từ chuyên muc hỏi đáp pháp luật của Nptlawyer.com ;,

Tư vấn thủ tục đổi tên cho con ngoài giá thú gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005

Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực .

Nội dung phân tích:

Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định:

"Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên  

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ."

Khoản 10 điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP quy định:

"10. Khoản 1 và khoản 2 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.

Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực. Riêng đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc việc cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền giải quyết các việc hộ tịch nêu trên"

Căn cứ theo các quy định trên, việc thay đổi họ, tên cho con không nhất thiết phải có sự đồng ý của cả bố và mẹ; bạn có thể thay đổi cả họ và tên cho con hoặc chỉ thay đổi họ, tên của con.

Tuy nhiên, trên thực tế con là con chung giữa hai vợ chồng nên cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau với con của mình do đó ở một số nơi cán bộ tư pháp thường yêu cầu việc thay đổi họ, tên cho con phải có sự đồng ý của vợ/chồng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *