Xin chào công ty Nptlawyer.com ;, Tôi có trường hợp muốn nhờ Văn phòng tư vấn giúp: Tôi có người bố nuôi (chỉ là nhận nhau chứ chưa có pháp luật công nhận). Ông năm nay 83 tuổi, quốc tịch Mỹ, đi đi về về Mỹ-Việt Nam.

Cách đây gần chục năm ông có cho bạn là người Việt nam, ở Hải Dương vay tiền, và người bạn đó đã viết giấy bán nửa căn nhà cho bố tôi để trừ nợ. Từ đó đến nay bố tôi nếu về Việt Nam là sinh sống tại căn nhà đó. Nhưng hai bên chưa chính thức làm thủ tục chuyển nhượng để bố tôi đứng tên trên căn nhà đó. Giờ do tuổi cao, lại đi đi về về các nước, ông muốn Ủy quyền cho tôi đứng ra thay ông làm mọi thủ tục và sau đó tặng lại cho tôi. Nhưng nhà ông bạn kia không chịu hợp tác để tách bìa đỏ chuyển nhượng cho bố tôi. Vậy kính mong Văn phòng tư vấn giúp tôi các bước đôi phải làm để giúp bố tôi đứng tên trên bìa đỏ Căn hộ. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 

Người gửi: Huyền Hoàng

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 

Trả lời: 

Căn cứ vào:

– Luật nhà ở năm 2005 ,

Luật sửa đổi Điều 126 của luật nhà ở ,

Nghị quyết 19/2008/QH12  Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam,

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 

 Về đối tượng được quyền sở hữu nhà ở Tại Việt Nam, gồm:

+) Theo Điều 125 Luật nhà ở 2005:

 " 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Namquy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này. Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật." 
 
+)  Theo Điều 2 và Điều 3 Nghị quyết 19/2008/QH12 Về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: 

" Điều 2. Đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

2. Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;

4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam;

5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở.

Điều 3. Điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng nhận hoạt động đầu tư tương ứng với hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp." 

Tuy nhiên, nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu theo quy định của Nghị quyết này là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại. ( Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết 19/2008/QH12) 

Như vậy, bố của bạn là người có quốc tịch Mỹ (cá nhân nước ngoài) không thuộc một trong các đối tượng được sở hữu nhà ở như trên và căn nhà của người bạn của bố bạn không phải là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại. Do đó, bố bạn không được mua nhà ở tại Việt Nam.

Còn về việc bố bạn ủy quyền cho bạn làm thủ tục thay ông để mua căn nhà thì vì bố bạn không được mua nhà ở nên cũng không được ủy quyền cho người khác.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *