Chào luật sư. Em gái tôi lấy chồng sinh được 2 cháu 1 trai 1 gái, hiện nay đang làm thủ tục ly hôn và hai bên thống nhất mỗi người nuôi 1 con, nay em gái tôi đã cắt khẩu 2 mẹ con về ở với bà ngoại nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chị gái tôi là chị ruột của cháu muốn nhận cháu làm con nuôi để đảm bảo việc học hành cho cháu có được không? thủ tục thế nào? Mong luật sư giải đáp. Xin cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

1. Cơ sở pháp lý:

Luật nuôi con nuôi năm 2010   

2. Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 1, Điều 18  Luật nuôi con nuôi  quy định điều kiện đối với người  nhận con nuôi như sau:

“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt”.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đáp ứng đủ điều kiện thì bạn được nhận nuôi cháu . 

Theo đó, bạn làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17, 18, 19 Luật nuôi con nuôi . Cụ thể :

1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú của người nhận nuôi.

2. Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .

4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)

5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.

6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Trường hợp của bạn, trước khi đăng ký nhận con nuôi thì bạn phải đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ trước.

Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi

Tuy nhiên, bạn cần cung cấp thêm giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi giữa bạn và em gái bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *