Kính gửi luật sư, tôi có vấn đề muốn trình bày và mong luật sư tư vấn giải đáp giúp. Em tôi đã kết hôn vào cuối tháng 12 năm ngoài, trước lúc cưới thì em đã có bầu 4 tháng nhưng không phải của người chồng hiện tại, mà do em bị ng lạ mặt cưỡng hiếp. Khi biết mình có thai em cũng đã có ý định sẽ giữ và nuôi đơn thân

Nhưng người bạn trai (chồng hiện tại) của em phát hiện và dò hỏi, em đã kể hết và muốn dừng lại (thực ra 2 đứa chưa chính thức yêu nhau do bố mẹ em ngăn cấm giữa Lương và Giáo), không ngờ bạm trai đã về nhà nói với bố mẹ rằng em đã có thai với nó và xin được cưới. 2 đứa dấu kín chuyện này. Vấn đề là từ sau khi cưới chồng nó luôn tỏ thái độ, thiếu tôn trọng em và bên ngoại, có những lời lẽ xúc phạm, Sau khi em sinh thì còn tệ hơn, theo gái trắng trợn, cả mẹ chồng lẫn chồng đêu không quan tâm, bỏ bê, nó luôn phải nhẫn nhịn chịu nhục, người ta coi không bằng 1 người ở. Gần đây chồng nó càn đánh đập, không cho nó dùng điện thoại hay bất cứ hình thức liên lạc nào. Hiện tại thì con của em tôi mới gần 3 tháng, và em cũng còn đang học năm thứ 3, chưa có công việc gì, nhưng em muốn ly hôn vì không thể chịu đựng được nữa, nhưng chắc chắn chồng nó sẽ không kí đơn vì hắn từng hăm dọa sẽ không để yên, lúc nào cho bỏ thì mới được bỏ, còn không thì cứ về mà hầu hạ bố mẹ hắn cho đàng hoàng. Vậy tôi xin hỏi nếu em làm đơn ly hôn thì em có được nuôi con không ạ? dựa vào căn cứ em không có kinh tế thì có bị tước quyền nuôi con không ạ? hay dựa vào căn cứ đứa con không phải của chồng nó thì nó có thể được nuôi con hoàn toàn không ạ? em rất muốn ly hôn nhưng lại sợ không giành được con, vì kinh tế cả em và bên ngoại đều kém. Em có thể bảo lưu việc học để kiếm việc làm nuôi con được ạ. Rất mong luật sư tư vấn giải đáp giúp

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân gia đình Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi:

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Nptlawyer.com ; đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nội dung phân tích:

Theo quy định của pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo đó bạn phải đáp ứng các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần thì có thể nuôi con, mặt khác có thể cung cấp chứng cứ rằng nếu cháu bé sống với người bố sẽ không đủ điều kiện phát triển tốt vì người bố có hành vi bạo lực cũng như không chăm sóc con trong thời gian qua và có hành vi ngoại tình.

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua Tổng đài tư vấn:  .

Trân trọng./.                                    

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *