Thưa Luật sư. Em kết hôn từ tháng 7/2014. Sau đó 4 tháng gia đình chồng đuổi em đi sau nhiều lần mâu thuẫn.Chồng em nghe lời mẹ bỏ em từ đó vợ chồng em sống ly thân trong khi em đã mang thai được 3 tháng. Đến nay em đã sinh bé được hơn 4 tháng rồi, vậy mà gia đình chồng và chồng em chưa một lần đến thăm hay hỏi han gì.

Em muốn ly hôn đơn phương thủ tục chi tiết thế nào? Tiền cấp dưỡng thế nào? Và nếu chồng em không chịu cấp dưỡng thì sao? Mong luật sư tư vân giúp. Em xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đinh   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014  

Bộ luật hình sự sửa đổi 2009  

Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

2. Luật sư tư vấn:

1. Hồ sơ, thủ tục ly hôn:

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
– Bản sao giấy khai sinh của con.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
– Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc,trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc,có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú.

2. Về nghĩa vụ cấp dưỡng:

Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Mức cấp dưỡng: 

Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Mức cấp dưỡng

"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

Như vậy, pháp luật hôn nhân không quy định một mức cấp dưỡng cụ thể. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ dựa trên điều kiện thực tế của chồng bạn và con bạn để định mức cấp dưỡng.

Trường hợp người này cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn “có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”, theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình.

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ – CP. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Hơn nữa, theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Tham khảo bài viết liên quan:

Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ?   

Tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn ?  

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng  

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *