Kính gửi luật sư! Hiện tại tôi chuẩn bị ly hôn với chồng và chúng tôi đã có bé gái 6 tháng tuổi, hộ khẩu của tôi và con gái đều bên nhà chồng và khai sinh bé ở Tiền Giang. Luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn tôi có thể đổi khai sinh bé lại được không, tôi muốn cho bé mang họ mẹ và không có tên cha. Vì gia đình bên nội bỏ rơi 2 mẹ con không muốn có trách nhiệm.

Tôi muốn cắt hộ khẩu về Long An nhưng gia đình chồng không cho mượn hộ khẩu để đi cắt vậy tôi phải làm sao. Còn một vấn đề là hiện tại tôi đang tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh để đi làm, không biết tôi nộp đơn ly hôn ở TP.Hồ Chí Minh có được không? Rất mong sớm nhận được tư vấn của luật sư. Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11

Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13

Luật Cư trú năm 2006 , sửa đổi, bổ sung năm 2013

2. Luật sư tư vấn:

Về thay đổi họ tên:

Điều 27 Bộ luật dân sự quy định về quyền thay đổi họ, tên như sau:

"Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Theo quy định trêncá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha.

Ngoài ra khoản 1 Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP cho phép một số trường hợp được thay đổi, cải chính liên quan đến hộ tịch, trong đó bao gồm thay đổi họ, tên, chữ đệm đã đăng ký trong giấy khai sinh khi cá nhân có yêu cầu thay đổi với lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.”. Theo quy định này, việc thay đổi họ cho con phải được sự đồng ý của cả cha lẫn mẹ.

Như vậy, muốn đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha bạn phải được sự đồng ý của cha đứa trẻ, sau đó 2 bạn có thể tiến hành thủ tục để đổi họ cho con.

Về tách khẩu:

Trong trường hợp của bạn thì bạn thuộc điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về những trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định khi đến làm thủ tục tách sổ hộ khẩu phải xuất trình ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 cụ thể:

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

* Trình tự, thủ tục tách sổ hộ khẩu:

– Hồ sơ để xin tách sổ hộ :  (Theo khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006)

+ Sổ hộ khẩu; 

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; 

+ Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú.

Theo đó sự đồng ý của chủ hộ là điều bắt buộc khi bạn muốn tách sổ hộ khẩu.

Theo thông tư 35/2014/TT-BCA tại khoản 8, điều 10 có quy định như sau : "Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật". Trường hợp của bạn thì nhà chồng không đồng ý cho việc tách sổ hộ khẩu này thì bạn có thể làm đơn gửi công an cấp xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của cả hộ gia đình để đề nghị mời chủ hộ đến làm việc về việc xin tách hộ khẩu. Nếu chủ hộ vẫn cố tình không lên hoặc không đồng ý về thì bạn yêu cầu cơ quan công an xã, phường chuyển đơn và biên bản làm việc lên công an cấp huyện. Nếu chủ hộ vẫn tiếp tục không chịu hợp tác và không xuất trình sổ hộ khẩu thì công an cấp huyện ra quyết định xử phạt hành chính theo điểm c, khoản 1, điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP và tiến hành các thủ tục tách sổ hộ khẩu cho bạn, sau đó gửi thông báo cho chủ hộ biết về việc tách sổ hộ khẩu này.

3. Ly hôn

Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ xin ly hôn sẽ nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Về thẩm quyền theo cấp: Khỏa 1 Điều 33 BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 có quy định: "1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: 

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này; "

Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau:"a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; "

Theo quy định của Điều 52 Bộ luật dân sự 2005, thì “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này (Điều 52 BLDS) thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.

Trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 36 BLDS như sau:

"1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: 

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; "

Như vậy, Hồ sơ xin ly hôn sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng của bạn cư trú, làm việc 

Tham khảo bài viết liên quan:

Nộp đơn đơn phương ly hôn ở đâu

Vấn đề ly hôn?

Ly hôn đơn phương?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *