Kính thưa luật sư, tôi kết hôn năm 2003 , do chung sống không hòa hợp nên.năm 2009 chúng tôi đã li thân, và đến năm 2010 tôi đã chuỷên vào Sài Gòn sinh sống, tôi đã nhiều lần xin ly hôn đơn phuong nhưng chồng tôi luôn gây khó dễ bằng cách gĩư hết giấy tờ như giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ khẩu, và không cho biết nơi ở mới, hiện tại chồng tôi cũng đã ko còn ở nơi sinh sống cũ nữa.

Bây gìơ đã là 7 năm rồi, tôi xin hỏi với trường hợp của tôi có thể ly hôn đơn phương đuợc không? Và thủ tục làm như thế nào ạ?

Xin cám ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

>> Như vậy, trong trường hợp chồng bạn không muốn ly hôn thì bạn có thể làm đơn đơn phương ly hôn mà không cần chữ ký của chồng bạn. Còn anh ấy đưa giấy tờ để bạn hoàn thiện hồ sơ thì bạn phải trình bày cụ thể lý do với Tòa và chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Bạn tiến hành xin cấp trích lục bản sao tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn trước đây: " 2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch."

– Chứng minh nhân dân: Bạn có thể liên hệ với cơ quan công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú nhờ xác nhận rằng bạn nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

– Giấy khai sinh của con thì bạn ra UBND phương nơi làm khai sinh của cháu để làm giấy khai sinh bản sao cho các con.  

Hồ sơ ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:

Thủ tục ly hôn đơn phương: Khi chỉ mình bạn hoặc chồng bạn có yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý ly hôn

Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi vợ/chồng bạn cư trú và làm việc.

Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm có:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Thời hạn giải quyết: 4 đến 6 tháng

 – Do Bạn không biết nơi cư trú của chồng bạn đến nay đã được 7 năm vậy, bạn làm đơn gửi xã, phường nơi trước đây chồng bạn cư trú để được xác nhận đương sự đã bỏ đi quá 6 tháng. Sau đó bạn làm đơn gửi tòa án nơi chồng bạn cư trú trước đây kèm theo giấy xác nhận của xã, phường yêu cầu tòa án tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Toà án sẽ ra quyết định, thông báo tìm kiếm.

Trong trường hợp không tìm thấy địa chỉ của chồng bạn có thể nộp tại nơi chồng bạn thường trú trước đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Khi đó, Tòa án phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 154 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vợ bạn cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu vợ bạn vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cụ thể:

“Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

Tham khảo bài viết liên quan:

Ly hôn khi không biết vợ đang ở đâu ?

Thủ tục ly hôn khi không biết chồng ở đâu ?

Tư vấn thủ tục ly hôn khi chồng giữ hết các loại giấy tờ ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *