Xin kính chào Diễn Đàn Luật;! Cháu đã nhận được tư vấn từ văn phòng luật sư cháu xin cám ơn các luật sư đã tư vấn giúp cháu. Vì không lường trước được việc con cháu ốm nên cháu chỉ xin nghỉ ít ngày về nhằm mục đích đón con và làm giấy ủy quyền trực tiếp nuôi con cho mẹ cháu để cháu yên tâm làm việc. Sau khi đón con về cháu lo chạy chữa bệnh tình cho con cháu, một mặt cháu cũng đi phô tô công chứng các giấy tờ có liên quan đến việc làm giấy ủy quyền nuôi con.

Cháu mang giấy tờ đến tòa án nhân dân huyện Kiến Xương trình bày và xin nộp nhưng thẩm phán tòa án nhân dân từ chối thụ lý đơn với lý do chỉ giải quyết những trường hợp đã, sẽ ly hôn còn trường hợp của cháu tòa đã giải quyết xong rồi. Cháu đang làm việc tại đài loan nhưng mặt giấy tờ của cháu vẫn còn ở Việt Nam thẩm phán nói nếu cháu muốn nộp đơn ủy quyền nuôi con cho người khác hoặc chồng cháu muốn làm đơn đòi lại quyền nuôi con thì phải lên tòa án tỉnh nộp có đúng không ạ? Cháu đã gõ cửa tất cả các cơ quan ban ngành để xin được tư vấn giúp đỡ nhưng đều bị từ chối. Biết rằng điều kiện và hoàn cảnh không cho phép cháu có nhiều thời gian nhưng cháu vẫn bớt chút thì giờ viết giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương cho mẹ cháu là người trực tiếp nuôi con trong thời gian cháu đi làm. Trưa ngày 1/4/2016 cháu khăn gói hành lý lên đường chiều cùng chồng cũ của cháu lên viện nói mẹ cháu là người ngoài người thừa rồi đuổi mẹ cháu về không cho con cháu gần gũi với bà ngoại. Con cháu còn nhỏ cháu sn 16/10/2012 để ho sốt kéo dài nên phổi bị tổn thương nặng cần nhập viện điều trị và theo dõi. Nhưng chồng cũ của cháu đã lấy lý do cá nhân để xin cho con cháu được mua thuốc về điều trị tại nhà, anh ta không đồng ý làm xét nghiệm kiểm tra xem bệnh lao nguyên nhân lây truyền bệnh cho con cháu có phài là do anh ta hay không? Một người cán bộ đảng viên nhu nhược không có lập trường bây giờ lại sống dựa vào tài chính kinh tế của cô bồ lớn hơn 6 tuổi, anh ta có đủ điều kiện và tư cách chăm nom nuôi dưỡng con cháu được không? Cháu muốn thuê luật sư bênh vực đòi lại sự công bằng cho cháu để cháu sớm đón con về được không ạ?

Cháu xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháo lý:

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (SĐBS 2009)

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nội dung tư vấn:

1. Về thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn 

Hiện nay theo quy định tại Điều 84 Luật HNGĐ 2014 thì sau khi ly hôn bạn có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy nếu có căn cứ theo quy định trên thì bạn có quyền làm đơn gửi đến Tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Về thẩm quyền của Tòa án

Căn cứ theo Điều 34 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (SĐBS 2009) thì trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh. Việc thẩm phán trả lời như vậy là đúng pháp luật.

Điều 34. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 
1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Bộ luật này;
b) yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 33 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

3. Về hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Căn cứ theo quy định trên, chồng bạn không thuộc vào bất kỳ trường hợp nào theo quy định. Vì thế, chồng bạn không bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

4. Về công ty

Sau khi nhận được yêu cầu cụ thể từ bạn, công ty chúng tôi sẽ gửi bảng báo giá cụ thể cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.                                  
Bộ phận Luật sư  hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *