Tư vấn Hôn nhân Gia đình

Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi vợ đi nước ngoài ?

Chào Nptlawyer.com ;. Vợ chồng tôi có một con sinh 2013 và đã ly hôn tháng 5/2015 .Sau ly hôn vì con còn nhỏ nên tôi đồng ý để vợ chăm sóc. Tôi được thăm nom con nhưng tui thấy vợ tôi không đồng ý cho tôi đưa con tôi đi chơi hay về nhà nội. Khi tôi xuống thăm con tôi gia đình họ nhiều lần buông lời xúc phạm.

Tháng 10 vừa qua tôi biết vợ tôi đi nước ngoài để con ở nhà cho hai cụ đã gần 70 tuổi chăm sóc .Vậy tôi muốn hỏi tôi đưa con tôi về bên nhà tôi chăm sóc có được không ? Mong các bạn tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 83 có quy định:

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đến thăm con và gia đình nhà vợ cũ của bạn không có quyền ngăn cản bạn thăm nom, chăm sóc con.

Hiện tại, vợ của bạn không trực tiếp nuôi con, bố mẹ vợ thì đã già yếu, do đó, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn theo quy định tại Điều 84. Theo đó:

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Những điều cần lưu ý: 

Bạn cần lưu ý về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con ? 

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi tòa đã ấn định ? 

Tư vấn thủ tục yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hôn nhân và gia đình.

Related posts

Chồng dấu đăng ký kế hôn, hộ khẩu, CMT có ly hôn đơn phương được không ?

NP Tú Trinh

Chung sống với nhau như vợ chồng, chia tay có được bồi thường danh dự ?

NP Tú Trinh

Có thể tách hộ khẩu khi đang ở chung với bố mẹ không ?

NP Tú Trinh

Ly hôn và phân chia quyền nuôi con ?

NP Tú Trinh

Xử lý hành chính đối với hành vi tảo hôn?

NP Tú Trinh

Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi xác lập nuôi con nuôi có nhiều rắc rối

NP Tú Trinh

Ly hôn và quyền nuôi con được quyết định như thế nào?

NP Tú Trinh

Khi nam giới chưa đủ ngày đến 20 tuổi có thể kết hôn được không ?

NP Tú Trinh

Có thể ly hôn đơn phương khi thiếu chứng minh thư của vợ được không ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More