Thưa luật sư, tôi có vấn đề xin hỏi Luật sư: Chuyên viên phòng tài nguyên và môi trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai hay không?. Cụ thể như sau:

Bản thân tôi có thực hiện hành vi lấn, chiếm đất trái phép, một người khác có đơn đề nghị gửi đến UBND Huyện, sau đó Huyện giao cho phòng TNMT xuống kiểm tra phát hiện hành vi và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, trình UB Huyện ra quyết định xử phạt buộc khắc phục hậu quả. Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục  Tư vấn pháp luật  đất đai  của Nptlawyer.com ;.

 >>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật  đất đai  gọi : 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

Cơ sở pháp luật:

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Nội dung phân tích:

Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai  thì: Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

Còn chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các đối tượng có hành vi vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với các hành vi:

+ Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

+ Lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

+ Lấn, chiếm đất ở.

Về vấn đề xác định thẩm quyền lập biên bản xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai thì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ghi nhận:

“2. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ”.

Theo đó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được xác định bao thuộc về:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,

– Thanh tra chuyên ngành đất đai (thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai).

– Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chuyên viên phòng tài nguyên môi trường chỉ được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp chuyên viên này là thanh tra viên của phòng tài nguyên môi trường được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ, ngược lại trường hợp chuyên viên này không phải là thanh tra đang thực hiện thì hành công vụ thì sẽ không có thẩm quyền lập biên bản xử phạt.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *