Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, đối với việc đăng ký kết hôn, tăng mức xử phạt tối đa lên đến 10 triệu đồng khi các bên đăng ký kết hôn có mục đích trục lợi, mua bán, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động đối với phụ nữ. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này chưa thống nhất.

Hiện nay, công dân khi đăng ký kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, thủ tục trình tự đăng ký kết hôn theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nếu có hành vi vi phạm các quy định về đăng ký kết hôn thì người đăng ký kết hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định đăng ký kết hôn theo Nghị định 76/2006/NĐ-CP. Ví dụ, đối tượng sử dụng giấy tờ tùy thân của em ruột để đăng ký kết hôn, khi bị phát hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị TAND có thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn đã cấp theo Nghị định 76. Vấn đề đặt ra trong thực tiễn giải quyết và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành là sự bất nhất về thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn giữa Toà án và UBND cấp huyện khi công dân vi phạm các quy định về đăng ký kết hôn.

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số –

Khi chỉ có Nghị định 158 được áp dụng thì UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái với quy định, trong đó có giấy chứng nhận kết hôn. Nhưng khi Nghị định 76 được ban hành thì thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn lại chuyển cho Tòa án, dẫn đến vướng mắc khi áp dụng. Theo quy định, cơ quan nào cấp giấy chứng nhận kết hôn trái pháp luật thì cơ quan đó có trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ. Tòa án không cấp giấy kết hôn nên không có thẩm quyền thu hồi hủy bỏ khi giấy kết hôn được đăng ký trái pháp luật. Trên thực tế, Toà án chỉ giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình, như huỷ việc kết hôn trái pháp luật, ly hôn, công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn…Sự chồng chéo và bất nhất về thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn giữa hai cơ quan Nhà nước, do các quy định của Nghị định 158 và Nghị định 76 không thống nhất dẫn đến vướng mắc khi các cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết.

Thực tế, giấy chứng nhận kết hôn được cấp bởi UBND cấp xã, tỉnh, do đó dự thảo Nghị định 76 sửa đổi, bổ sung nên giao cho UBND cấp huyện hoặc tỉnh (đối với việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài) là cơ quan đầu mối thống nhất có thẩm quyền xử lý giấy chứng nhận kết hôn. Sổ đăng ký kết hôn được quản lý lưu trữ ở các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn nêu trên nên khi Quyết định thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn trái pháp luật sẽ thuận tiện cho việc quản lý lưu trữ tình trạng hôn nhân của các công dân và công dân có quyền đăng ký kết hôn lại khi đủ các điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN – NGUYỄN THANH XUÂN

Trích dẫn từ:http://www.nguoidaibieu.com.vn

(Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *