Xin chào văn phòng Nptlawyer.com ; ! Em có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ!

Bác em có một miếng đất ở Hà nội, nhưng sổ đỏ lại bị em ruột (em gọi là cậu) của bác giữ mà giờ bác em muốn lấy lại thì cậu lại không trả, mà giờ bác em muốn làm di chúc để lại miếng đất này cho cháu của bác,( hiện tại giấy tờ liên quan đến miếng đất mà bác còn giữ là bản photo giấy quyền sử dụng đất có công chứng, sổ hộ khẩu) vậy nên em muốn hỏi luật sư có phải cậu em phạm tội chiếm đoạt tài sản không ? bác em có làm được di chúc để lại miếng đất đó cho cháu trai bác ko? thủ tục như thế nào? em xin hết ạ! Cuối cùng em xin cảm ơn luật sư ạ.

Người gửi: Đ.D

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật Đất đai của Nptlawyer.com ;

Tư vấn luật Đất đai trực tiếp qua số điện thoại:

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nptlawyer.com ;. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

 

Cơ sở pháp lý.

Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật Hình sự 1999 sử đổi, bổ sung 2009.

Nội dung tư vấn:

Bác em có một miếng đất ở Hà nội, nhưng sổ đỏ lại bị em ruột (em gọi là cậu) của bác giữ mà giờ bác em muốn lấy lại thì cậu lại không trả, mà giờ bác em muốn làm di chúc để lại miếng đất này cho cháu của bác,( hiện tại giấy tờ liên quan đến miếng đất mà bác còn giữ là bản photo giấy quyền sử dụng đất có công chứng, sổ hộ khẩu)

Căn cứ theo sự kiện trên thì cậu của bạn có hành vi vi phạm tội chiếm giữ trái phép quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình Sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Và căn cứ vào giá trị của tài sản để làm căn cứ xử lý.

Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1*. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ *mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Thứ hai, bác của bạn là người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là người sở hữu hợp pháp. Vậy thì bác của bạn hoàn toàn có quyền để lại di chúc cho người thừa kế do bác bạn chỉ định là cháu trai.

Điều 648.Quyền của người lập di chúc  

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Việc lập di chúc được tiến hành như sau:

– Điều kiện của người lập di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2005.

Điều 647.Người lập di chúc

1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Việc lập di chúc do người lập lựa chọn các hình thức bằng văn bản hay bằn miệng. Nhưng lập di chúc dưới dạng văn bản sẽ dễ dàng hơn nếu có tranh chấp xảy ra.

Điều 649. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Điều 651. Di chúc miệng  

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

 

Điều 650. Di chúc bằng văn bản  

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

      

 

 Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.

Điều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.

Điều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực  

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

 

Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản   

1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

 Lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn    

Điều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn  

Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

 2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng

 Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở  

Điều 661. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở  

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.

2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật này.

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *