Thưa Luật sư, anh S vay một khoản tiền ở ngân hàng nhưng vì không đủ nên đã thế chấp bằng tài sản của vợ, tài sản này đã sang tên cho chị A.

Nhưng hợp đồng thế chấp chỉ do một mình chị A ký, Tôi đang thắc mắc về những rủi ro của ngân hàng trong trường hợp tài sản được tặng cho của chị A được chị A thỏa thuận là tài sản chung với chồng nhưng chỉ có 1 mình chị A ký hợp đồng thế chấp.

Xin cho hỏi:

1. Chị A được tặng cho tài sản thì dù tặng cho trước hay sau hôn nhân đều là tài sản riêng của chị A phải không ?

2. Trường hợp chị A và chồng thỏa thuận tài sản chị A được tặng cho là tài sản chung nhưng chỉ thỏa thuận miệng hoặc có văn bản nhưng không công chứng thì có giá trị không? Nếu có văn bản thỏa thuận công chứng thì tài sản đó đã được coi là tài sản chung chưa?

3. Sau khi thỏa thuận là tài sản chung, thì vợ chồng chị A có bắt cuộc cả 2 vợ chồng phải đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

4. Hợp đồng thế chấp là tài sản chung của vợ chồng có bắt buộc phải cả 2 vợ chồng ký không? Trường hợp chỉ có chị A ký thì có phát sinh hiệu lực pháp luật không? 

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

>>Luật sư tư vấn trực tuyến về pháp luật  hôn nhân  gọi : 

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về việc xác định tài sản chị A được tặng cho trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân  là tài sản chung hay tài sản riêng.

Điều 43  Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng, như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…”

Tài sản mà chị A được tặng cho riêng dù trước hay trong thời kỳ hôn nhân vẫn sẽ được xác định là tài sản riêng của chị A.

Thứ hai, về việc thỏa thuận nhập tài sản riêng của chị A vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Điều 46 về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

 “1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó…”

Điều 47 Luật hôn nhân gia đình 2014 về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài chung theo thỏa thuận (nhập tài sản riêng thành tài sản chung) thì phải được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp này, thì việc vợ chồng chị A thỏa thuận nhập tài sản riêng của chị A thành tài sản chung vợ chồng chính là việc vợ chồng chị A xác lập chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì vợ, chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung 1 phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 nghị định 126/2014/NĐ-CP thì : 

“2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, nếu vợ chồng chị A thỏa thuận về việc nhập tài sản mà chị A được tặng cho riêng thành tài sản chung của vợ chồng, thì sự thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và phải có công chứng. Nếu sự thỏa thuận chỉ bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng không được công chứng thì sự thỏa thuận này sẽ không có giá trị pháp lý.

Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận kể từ ngày văn bản thỏa thuận có đồng thời chữ ký của công chứng viên và con dấu của Tổ chứng hành nghề công chứng. (Điều 5 Luật công chứng 2014)

Thứ ba, về việc đứng tên của vợ, chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 34 Luật HN & GĐ 2014 quy định về Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, như sau:

“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác…”

Như vậy, về nguyên tắc, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì trong giấy chứng nhận phải ghi tên của cả hai vợ chồng chị A. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng được tự thỏa thuận về vấn đề này. Theo đó, nếu vợ chồng chị A thỏa thuận và thống nhất cho 1 người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất này vẫn sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng chị A.

Trường hợp “Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.” (Khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)

Thứ tư, về hợp đồng thế chấp là tài sản chung của vợ chồng.

Khoản 2 Điều 24 Luật HN & GĐ 2014 có quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…”

Thông thường, khi ký hợp đồng thế chấp mà tài sản thế chấp là tài sản chung của vợ chồng. Thì trong hợp đồng thế chấp sẽ phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Song pháp luật cho phép vợ chồng được ủy quyền cho nhau để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Bởi vậy, nếu chỉ có chị A ký tên trong hợp đồng thế chấp với ngân hàng thì chị A phải có văn bản ủy quyền từ người chồng về sự đồng ý của cả hai bên về việc người đại diện ký tên trong hợp đồng thế chấp.

Như vậy, nếu chị A có được sự ủy quyền của người chồng, thì hợp đồng thế chấp mà chị A ký với ngân hàng hoàn toàn có hiệu lực pháp luật.

Về phía ngân hàng khi ký hợp đồng thế chấp này, nếu chỉ có chị A ký tên trong hợp đồng, thì cần xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng một số giấy tờ như: văn bản ủy quyền của người chồng cho chị A trong việc ký kết hợp đồng thế chấp; văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng thành tài sản chung có công chứng… Đảm bảo được tính hiệu lực pháp luật của những văn bản này, phía ngân hàng sẽ hạn chế được tối đa sự rủi do trong hợp đồng thế chấp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *