Thưa Luật sư, ông tôi có 3 người con, trước đây có 1 ngôi nhà thì được đứng tên ông và 3 người con. Sau đó, ông tôi muốn chuyển tên sang cho 2 người con trai đứng tên nhà. Nay gia đình xảy ra mâu thuẫn thì ông tôi có yêu cầu 1 cậu sang tên trả nhà lại cho ông nhưng cậu không chịu.Vậy tôi muốn hỏi là sau khi đã cho tặng không có điều kiện gì thì ông tôi có thể đòi lại được không ạ? Trong điều kiện thượng lượng hai bên không được, thì làm đơn khởi kiện ra tòa thì làm thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai  của Nptlawyer.com ;

                                                        Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:  

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 về tặng cho bất động sản thì:

"1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản."

Nếu trước đây những đồng sở hữu ngôi nhà đó đã ký hợp đồng tặng cho và đã hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên căn nhà cho hai người con trai thì hiện tại, hai người con trai có toàn quyền đối với căn nhà nêu trên. Sau khi đã hoàn thành thủ tục thì ông bạn sẽ không được quyền đòi lại nữa. Còn nếu như chưa làm thủ tục sang tên căn nhà thì ông bạn có thể đòi lại ngôi nhà đó. 

Trong trường hợp có tranh chấp thì bạn có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất để tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn khởi kiện đến TAND huyện nơi có bất động sản để giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về nhà ở bao gồm các loại giấy tờ sau:

+   Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;

+   Các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, chủ quyền nhà ( trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất);

+   Các giấy tờ liên quan tới giao dịch đất đai, nhà ở có thanh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này (nếu có);

+   Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết đất đai, nhà ở đang có tranh chấp ( nếu có).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *